Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Kim”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 88:
}}
{{lịch sử Trung Quốc}}
'''Kim Trào''' ({{zh-cpl|c=金朝|p=Jīn Cháo|}}, [[tiếng Nữ Chân]]: [[Tập tin:Amba-an Ancu-un.png|70px]] {{IPA|/amba-an antʃu-un/}}<ref>《女真文辭典》, 金啓孮編著, 文物出版社1984年出版, 224頁</ref> [[1115]]-[[1234]]) là một [[triều đại Trung Quốc|triều đại]] do người [[Nữ Chân]] gây dựng trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Người Nữ Chân nguyên là phiên thuộc của [[triều Liêu]], thủ lĩnh [[Hoàn Nhan A Cốt Đả]] sau khi thống nhất các bộ lạc Nữ Chân, vào năm 1115 dựng nước đặt đô tại Hội Ninh phủ (nay thuộc [[A Thành]], [[Hắc Long Giang]]), quốc hiệu là Đại Kim. Sau khi triều Kim lập quốc, cùng [[Bắc Tống]] định "[[Liên minh trên biển]]" nhằm giáp công Liêu, đến năm [[1125]] thì Kim diệt Liêu. Bắc Tống tiến đánh Liêu hai lần song đều thua, Kim thấy vậy liền xé bỏ hẹn ước với Bắc Tống, hai lần nam hạ [[Trung Nguyên]], đến năm [[1127]] thì tiêu diệt Bắc Tống. Khi dời đô đến Trung Đô (nay thuộc [[Bắc Kinh]]), lãnh thổ Kim bao trùm Hoa Bắc, cùng khu vực Hoa Trung ở phía bắc [[Tần Lĩnh]]-[[Hoài Hà]], khiến cho [[Tây Hạ]] cùng các bộ lạc Mạc Bắc như Tháp Tháp Nhi, Khắc Liệt phải thần phục, [[Nam Tống]] phải nhận là nước cháu (Tống gọi Kim là nước chú),{{cần dẫn nguồn}} xưng bá tại [[Đông Á]].
 
Đến thời kỳ [[Kim Thế Tông]] và [[Kim Chương Tông]], chính trị và văn hóa của Kim đạt đến đỉnh cao, song vào trung hậu kỳ Kim Chương Tông thì dần xuống dốc. Sức chiến đấu của quân Kim không ngừng suy giảm, thậm chí khi người thống trị tiến hành trao bổng lộc ở mức cao cho binh lính cũng không cản lại nổi. Quan hệ giữa người Nữ Chân và [[người Hán]] mãi không thể tìm được con đường thích hợp. Thời kỳ Hoàng đế [[Hoàn Nhan Vĩnh Tế]] và [[Kim Tuyên Tông]], Kim bị [[đế quốc Mông Cổ|Đại Mông Cổ Quốc]] mới nổi lên ở phía bắc xâm lược, trong khi nội bộ cũng có tranh đấu, vùng Sơn Đông-Hà Bắc có dân biến không dứt, cuối cùng buộc phải nam thiên Biện Kinh (nay là [[Khai Phong]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]). Sau đó, nhằm khôi phục thế lực, Kim lại giao chiến với Tây Hạ và Nam Tống, các bên đều tiêu hao thực lực. Năm 1234, do bị Mông Cổ và Nam Tống bắc nam hợp đánh, Đại Kim diệt vong.