Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tịnh độ tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bổ sung thêm Lịch sử của Tông tịnh độ
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Rất tiếc nội dung của bạn không nguồn
Thẻ: Lùi sửa Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 30:
''Dạy niệm Di-đà chuyên lại chuyên."''
 
Muốn được vãng sanh, phải tin sâu hai điều, trong ''Quán kinh sớ'' (''Thiện Đạo đại sư toàn tập'', trang  244), Ngài dạy: Một là, quyết định tin sâu Tự thân hiện tại là phàm phu tội ác đang chìm đắm lưu chuyển trong sanh tử, nhiều kiếp không có duyên xuất ly. Hai là, quyết định tin sâu bốn mươi tám nguyện của đức Phật A-di-đà cứu độ chúng sanh, không chút nghi ngờ, nương vào nguyện lực của Phật, quyết định vãng sanh”. Trong ''Vãng sanh lễ tán'' (''Thiện Đạo đại sư toàn tập'', trang 540), ngài nói niệm Phật chắc chắn vãng sanh như sau: “Nếu chúng sanh nào chuyên xưng niệm Phật A-di-đà hoặc bảy ngày, một ngày cho đến mười tiếng, một tiếng, đều chắc chắn vãng sanh”. Chúng ta là người tu học tông Tịnh Độ cần phải vâng theo lời dạy của Phật trong ba kinh Tịnh Độ và tư tưởng Tịnh Độ của đại sư Thiện Đạo thì chắc chắn chúng ta vãng sanh Tịnh Độ, vĩnh viễn thoát khổ luân hồi sanh tử trong ba cõi sáu đường của ngũ trược ác thế này.{{Tổ sư Tịnh Độ Tông Trung Quốc}}
 
 
Tông Tịnh Độ ở Trung Quốc, từ thời đại Nam Bắc triều đến Tùy Đường, tư tưởng của các vị đại sư Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo là giáo nghĩa Tịnh Độ thuần túy, nhưng vào khoảng thời kỳ Ngũ đại Đường mạt, những trứ tác chính của các tổ sư nói trên do vì pháp nạn, chiến tranh loạn lạc v.v., nên đều bị thất truyền ở Trung Quốc, mà được truyền sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Đến các thời kỳ sau đó như Tống, Nguyên, Minh, Thanh vì chư đại đức, thiện tri thức các tông giáo đều cảm thấy pháp môn Tịnh Độ là bản hoài xuất thế của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nên các ngài đều hoằng truyền và hướng dẫn người tu học các tông, các phái theo pháp môn Tịnh Độ. Do đó, hình thành nên một cục diện lịch sử Phật giáo Trung Quốc: ‘Các tông phái đều tập trung về Tịnh Độ’. Chính vì điều này, một mặt khiến cho pháp môn Tịnh Độ được phổ biến vô cùng rộng rãi, nhưng mặt khác lại làm cho tông nghĩa Tịnh Độ trở nên lộn xộn, xen lẫn với tư tưởng của các tông phái khác như Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông v.v. Thế nên, hiện nay chúng ta tiếp xúc với các quan điểm Tịnh Độ, có phần hơi khó khăn để phân định cho minh bạch. Chẳng hạn như: ‘Giáo tông Thiên Thai, hạnh quy Tịnh Độ’; hoặc ‘giáo y Hiền Thủ, hạnh quy Tịnh Độ’; hay là ‘giáo tông bát-nhã, hạnh quy Tịnh Độ’. Tại sao vậy? Vì hệ truyền thừa của đại sư Thiện Đạo không có người kế thừa, người đời sau đối với sự phán giáo và nhận thức của Phật pháp một thời đã mất đi lập trường về Tịnh Độ tông. Lý luận thường đứng trên quan điểm phán giáo của Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông. Thế nên, trên phương diện hành trì, họ cũng hiểu: “Dựa trên ''giáo quán'' của tông Thiên Thai; dựa trên ''lý sự vô ngại quán'' của tông Hoa Nghiêm, ta không cách nào liễu sinh thoát tử nổi, cho nên muốn cầu vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc!”. Một vòng lẩn quẩn như vậy giữa giải môn và hạnh môn, chẳng nhất trí, cũng chẳng thuần nhất. Những quan niệm này, đối với người tu học Tịnh Độ thông thường đã có ảnh hưởng, cho nên hễ đề cập đến pháp môn Tịnh Độ thì thường có quan niệm của các tông phái khác xen tạp trong đó.
 
 
Năm cuối đời nhà Thanh, cư sĩ Dương Nhân Sơn nhờ một người bạn ở Nhật Bản, tìm kiếm những kinh luận đã thất lạc gửi về Trung Quốc bằng đường bưu điện. Vì thế, ông thiết lập Kim lăng khắc kinh xứ[1] ở Nam Kinh, đem những kinh luận đã thất truyền để khắc bản, in ấn và lưu thông.
 
 
Chính vì pháp mạch tư tưởng giáo lý Tịnh Độ của Đại sư Thiện Đạo bị thất truyền vào năm cuối đời Đường ở Trung Quốc, đã làm cho các vị Đại đức cao tăng sau này tự tu Tịnh Độ hoặc hoằng dương Tịnh Độ, do không đủ kinh sách giáo lý của pháp mạch này để y cứ, nên đành phải tự y cứ theo giáo lý của bổn tông để giải thích. Cho nên, tông Thiên Thai thì y cứ theo giáo lý Thiên Thai để giải thích Tịnh Độ, tông Hoa Nghiêm thì y cứ theo giáo lý Hoa Nghiêm để giải thích Tịnh Độ, Thiền tông thì y cứ theo giáo lý Thiền để giải thích Tịnh Độ, Tịnh Độ như thế là không thuần túy.
 
'''   Dị hành đạo'''
----[1] '''Kim lăng khắc kinh xứ'''金陵刻經處: Cơ sở ấn hành kinh sách Phật giáo, tọa lạc tại đường Diên Linh, thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Vì cảm thấy kinh điển phần nhiều bị thất lạc trong thời bình loạn cuối đời Thanh, nên ông Dương Văn Hội cùng hơn mười người khác quyên mộ khắp nơi để khắc bản lưu thông kinh sách Phật.
 
{{Tổ sư Tịnh Độ Tông Trung Quốc}}
 
== Tịnh độ tông Nhật Bản ==