Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tịnh độ tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ai có Quyên lùi sửa vào lùi hết cái mớ này coi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
→‎Tịnh độ tông Nhật Bản: bổ sung thêm cho chính xác
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 35:
Trong [[Thế kỷ 12|thế kỉ 12]], Pháp Nhiên (zh. 法燃, ja. ''hōnen'', [[1133]]-[[1212]]) chính thức thành lập tông Tịnh độ. Sư muốn mở một con đường tu tập mới, "dễ đi" trong thời mạt pháp cho những người sống đau khổ. Sư rất thành công trong việc thuyết phục quần chúng và rất nhiều người quy tụ lại, thành lập một trường phái rất mạnh. Vì sư tự tôn giáo lý mình - cho rằng đó là giáo lý tột cùng - nên không thoát khỏi sự tranh chấp dèm pha. Sư bị đày ra một vùng hoang vắng năm 74 tuổi.
 
Giáo lý cơ sở của Pháp Nhiên dựa trên các bộ ''Vô Lượng Thọ kinh'' (sa. ''sukhāvatī-vyūha''), ''A-di-đà kinh'' (sa. ''amitābha-sūtra'') và ''Quán vô lượng thọ kinh'' (sa. ''amitāyurdhyāna-sūtra'') và Tư tưởng tịnh độ của Đại sư Thiện Đạo. Cách tu hành của tông này chỉ là việc tụng câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (ja. ''namu amida butsu''). Việc niệm danh Phật rất quan trọng để phát triển lòng tin nơi Phật A-di-đà, nếu không thì hành giả không thể nào thác sinh vào cõi của ngài, mục đích chính của việc tu hành của tông này. Ngược với [[Tịnh độ chân tông]], hành giả của tông này sống một cuộc đời tăng sĩ.
 
Không Dã Thượng Nhân là người đầu tiên tín ngưỡng đức A-di-đà và truyền bá công khai việc niệm Phật giữa chợ và vì vậy mang biệt hiệu là Thị Thánh. Sư nhảy múa ở ngoài đường và ca tụng danh hiệu A-di-đà theo nhịp gõ của bình bát trên tay. Lương Nhẫn (zh. 良忍, ja. ''ryōnin''), một Cao tăng thuộc Thiên Thai tông đã nổi danh trong việc tín ngưỡng và tán tụng đức A-di-đà trong những bài hát. Sư chịu ảnh hưởng mạnh của hai tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm và trên cơ sở này, Sư phát triển một cách "Dung thông niệm Phật" (zh. 融通念佛): Nếu một người nào đó niệm Phật thì công đức này sẽ đến với tất cả những người khác và ngược lại, ai cũng có phần của mình trong việc tụng niệm danh Phật. Cách diễn giảng giáo lý của sư như trên thuyết phục được nhiều người trong vương triều và sau khi tịch, giáo lý này được các vị đệ tử kế thừa.