Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm Định”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 35:
Phạm vi và sản lượng của đồ gốm Định rất lớn, bao gồm các đồ vật chất lượng cao dành cho tầng lớp thương nhân giàu có và tầng lớp nho sĩ, cũng như đồ gốm sứ triều cống có chất lượng cao nhất cho triều đình,<ref>Rawson, 82</ref> nhưng một số ghi chép cho rằng những đường gờ miệng thô ráp và các "giọt nước" (lệ ngân) do men chảy không đều tạo ra có nghĩa là chúng không đủ tốt để hoàng đế sử dụng, hoặc ít nhất đã bị coi là như vậy vào cuối thời Nam Tống.<ref>Vainker, tr. 95–96.</ref>
 
Đồ gốm Định sau này được xếp vào nhóm [[Ngũ đại danh diêu]] (gồm [[đồ gốm Nhữ]], [[đồ gốm Quan]], [[đồ gốm Ca]], đồ gốm Định và [[đồ gốm Quân]]). Nó có ảnh hưởng lớn tới đồ gốm trắng ban đầu của Cảnh Đức Trấn, nơi mà đồ gốm trắng có trước [[đồ gốm Thanh Bạch]] còn được gọi là "đồ gốm Định miền nam" (Nam Định diêu), và đồ gốm Thanh Bạch cũng cho thấy nó chịu ảnh hưởng đáng kể của đồ gốm Định trong trang trí của mình.<ref>Vainker, tr. 97–98, 124.</ref>
 
Sản xuất đồ gốm Định vẫn tiếp tục dưới thời [[nhà Kim]] (1115–1234), những kẻ xâm chiếm không phải người Hán đến từ [[Mãn Châu]]. Thị hiếu của triều đình Kim rất khác với triều đình Tống, họ ưa chuộng các hoa văn thực vật dạng cuộn tao nhã, khi đó chủ yếu được đúc khuôn, phức tạp hơn so với các hoa văn được sản xuất dưới thời Bắc Tống. Có một sự vay mượn làm mới kiểu trang trí thời Đường bằng bạc, sơn mài và đá, và từ các hình dạng của đồ kim khí, chẳng hạn như các gờ miệng có thùy hay khía của bát và đĩa. Sự phức tạp ngày càng gia tăng trong các hoa văn thực vật dạng cuộn có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử đồ gốm Trung Hoa; những hoa văn đơn sắc với hình chạm nổi rất nông này đã tạo ra nền tảng cho vốn từ vựng hình tượng của [[đồ gốm hoa lam]] sau này - được khởi đầu tại Cảnh Đức Trấn, và có ảnh hưởng to lớn trên toàn cầu.<ref>Rawson, tr. 81–88.</ref>