Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm Định”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
Trong thời gian mà trang trí được chạm khắc thủ công thì nó chủ yếu là các hình thực vật dạng cuộn bao gồm hoa sen và hoa mẫu đơn, với một số hình động vật đơn giản như vịt và cá. Chúng "nhìn chung khá cởi mở và có khoảng cách hợp lý, được thực hiện với độ thuần thục tay nghề đáng kể và cảm giác hài hòa thành phần rõ ràng là không hề thay đổi". Khuôn đúc cho phép có độ phức tạp cao hơn, bao gồm các cảnh có trẻ em, phong cảnh và các động vật khác.<ref>Osborne, tr. 185.</ref>
 
Quá trình nung là với những chiếc bát úp ngược trong lò, có nghĩa là phải lau sạch lớp men khỏi gờ miệng, để lại một gờ miệng thô - gọi là manh khẩu, và nhiều đồ vật được tạo ra với gờ miệng kim loại mỏng màu trắng bạc hoặc màu vàng "đồng thau".<ref>Valenstein, tr. 89; Osborne, tr. 185; Vainker, tr. 95.</ref> Các lò gốm Định đã phát triển các [[sạp nung gốm]] bậc thang, cho phép một số chiếc chén/bát, giảm dần về kích thước, được nung trong cùng một sạp, làm gia tăng hiệu quả chất tải của lò.<ref>Vainker, tr. 95.</ref>
 
Tư duy truyền thống [[Đông Á|Á Đông]] chỉ phân loại đồ gốm thành đồ đất nung (đào) và đồ sứ (từ), không có phân loại đồ sành trung gian của châu Âu, và nhiều loại đồ sành địa phương như đồ gốm Định chủ yếu được phân loại thành đồ sứ, mặc dù chúng thường không trắng và trong mờ (thấu quang). Các thuật ngữ như "á sứ" hoặc "gần sứ" có thể được sử dụng trong những trường hợp như vậy.<ref>Valenstein, tr. 22, 59–60, 72.</ref>