Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm Định”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
 
==Lịch sử==
Các học giả từ thời [[nhà Tống]] tới [[nhà Thanh]] như [[Tô Thức]] (苏轼, 1037-1101) trong “''Thí viện tiên trà''” (试院煎茶), [[Thiệu Bá Ôn]] (邵伯温, 1057-1134) trong “''Văn kiến lục''” (闻见录), [[Lưu Kỳ (1203-1259|Lưu Kỳ]] (劉祁, 1203-1259) trong “''Quy tiềm chí''”, [[Tào Chiêu]] (曹昭, thế kỷ 14) trong “''Cách cổ yếu luận''” (格古要论), [[Điền Nghệ Hành]] (田艺衡, 1524-?) trong “''Lưu thanh nhật trát''” (留青日札), [[Chu Diễm]] (朱琰, thế kỷ 18) trong “''Đào thuyết''” (陶说) đều có ghi chép về đồ gốm Định. Tuy nhiên, không có ghi chép nào chỉ rõ đồ gốm Định được sản xuất chính xác ở đâu, ngoại trừ việc cho rằng nó được sản xuất ở Định Châu, một địa danh thay đổi liên tục kể từ khi tên gọi này xuất hiện lần đầu tiên trong sử sách vào năm Thiên Hưng thứ 3 (năm 400) thời [[Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế]]. Điền Nghệ Hành [[nhà Minh|thời Minh]] viết “''Định diêu, Định Châu kim Chân Định phủ, tự tượng diêu. Sắc hữu trúc ti xoát văn giả, viết Bắc Định diêu.''” Còn Chu Diễm thời Thanh [[Càn Long]] viết: “''Định hữu Bắc Định, Nam Định, …. Nam Định bất như Bắc Định''”.
 
Di chỉ lò gốm Định gồm 13 gò đất cao 5-15 m ở phía bắc thôn Giản Từ (涧磁村), trấn Linh Sơn (灵山镇), huyện [[Khúc Dương]], địa cấp thị [[Bảo Định]], tỉnh [[Hà Bắc]], [[Trung Quốc]]. Chúng được người dân địa phương gọi là từ đôi tử (瓷堆子) và được học giả Trung Quốc [[Diệp Lân Chỉ]] (叶麟趾) thuộc [[Đại học Bắc Bình]] phát hiện lần đầu tiên năm 1934 sau nhiều lần khai quật không thành công tại các khu vực ven phó địa cấp thị [[Định Châu]] ngày nay.<ref>Diệp Lân Chỉ (叶麟趾), 1934. Cổ kim trung ngoại đào từ hối biên (古今中外陶瓷汇编).</ref> Năm 1941, nhà gốm sứ học Nhật Bản [[Koyama Fujio]] (小山富士夫, Tiểu Sơn Phú Sĩ Phu, 1900-1975) căn cứ tài liệu của Diệp Lân Chỉ đã tiến hành điều tra, khai quật tại thôn Giản Từ và chứng minh rằng các hiện vật thu được từ các gò đất tại thôn Giản Từ là đồ sứ trắng của các lò gốm Định thời Tống cũng như địa điểm này là nơi sản xuất chính đồ gốm Định thời Bắc Tống. Di tích này được chính phủ [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] công bố là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1986.