Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa chữ Hán
Meo khung (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 74:
}}
 
'''Minh Thành Tổ''' ([[chữ Hán]]: 明成祖, [[2 tháng 5]], [[1360|1359]] – [[12 tháng 8]], [[1424]]), ban đầu gọi là '''Minh Thái Tông''' (明太宗), là vị [[hoàng đế]] thứ ba của [[Nhà Minh]], tại vị từ năm [[1402]] đến năm [[1424]], tổng cộng 22 năm. Ông chỉ dùng một niên hiệu '''Vĩnh Lạc''' (永樂), nên sử gia còn gọi ông là '''Vĩnh Lạc Đế''' (永樂帝) hay '''Vĩnh Lạc đại đế''' (永樂大帝). Ông được coi là vị [[hoàng đế]] kiệt xuất nhất của Triều đại Nhà Minh, và là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Thời kỳ của ông về sau được ca ngợi gọi là '''Vĩnh Lạc thịnh thế''' (永樂盛世), khiến Đại Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực.
 
Khi còn là hoàng tử, ông được phong làm '''Yên vương''' (燕王), đóng đô ở Bắc Bình (nay là [[Bắc Kinh]]). Sau một loạt chiến dịch thành công chống quân [[Mông Cổ]], ông bắt đầu củng cố quyền lực của mình ở phía bắc và tiêu trừ các đối thủ, tiêu biểu như đại tướng [[Lam Ngọc]]. Ban đầu, ông chấp nhận sự chỉ định của [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương về người kế vị là đích tôn [[Minh Huệ Đế]] Chu Doãn Văn. Tuy nhiên, việc Hoàng đế mới bắt đầu giáng chức và tiêu diệt những người chú quyền lực đã buộc Yên vương hành động. Ông lật đổ cháu trai Huệ Đế trong một cuộc nội chiến, vốn bất lợi cho ông vào thời gian đầu, đem quân từ Bắc Bình đánh xuống thủ đô Nam Kinh để giành ngai vàng vào năm [[1402]].
Dòng 105:
=== Triều đình bắc phạt ===
[[File:Ming-Emperor3.jpg|thumb|left|200px|Minh Thành Tổ quan sát các hoạn quan triều đình đang chơi [[cuju]], một trò chơi cổ xưa của Trung Quốc tương tự như [[bóng đá]].]]
Vì các tướng lĩnh biết cầm quân đã bị Minh Thái Tổ giết sạchhết, việc chọn chủ tướng là một mối lo với triều đình.<ref>Theo [[Minh sử]], vào thời Hồng Vũ có hơn 60 người được Minh Thái Tổ phong tước. Trong đó 35 người chết già, 26 người bị Thái Tổ giết. Những người còn sót lại là Cảnh Tinh Văn, Quách Anh và Vu Nguyên.</ref> Không có chọn lựa khác, triều đình cử lão tướng [[Cảnh Tinh Văn]] lúc đó đã 65 tuổi làm chủ soái và dẫn theo 13 vạn đại quân lên phía bắc. Một tướng dưới quyền Cảnh Tinh Văn đầu hàng Chu Đệ và thông báo cho Chu Đệ vị trí của Cảnh Tinh Văn. Chu Đệ cho viên tướng đó quay lại và nói cho Cảnh Tinh Văn biết rằng quân Yên đang đến và nên chuẩn bị giao tranh. Ngày 25 tháng 8, Chu Đệ bất ngờ tập kích quân triều đình. Bản thân Chu Đệ đích thân chỉ huy tấn công vào bên cánh của quân Minh và đánh bại Cảnh Tinh Văn. Hơn 3,000 người hàng Chu Đệ, số còn lại chạy về [[Chân Định]]. Chu Đệ dẫn quân đánh Chân Định nhưng không hạ được. Ngày 29 tháng 8, quân Yên rút về Bắc Bình.
 
Khi biết tin thua trận, Minh Huệ Đế rất lo lắng. [[Hoàng Tử Trừng]] tiến cử Tào quốc công [[Lý Cảnh Long]], vốn là cháu ngoại Thái Tổ, làm chủ tướng và được chấp nhận bất chấp sự phản đối của [[Tề Thái]]. Lý Cảnh Long dẫn theo 50 vạn đại quân tiến đến Hà Gian. Lúc này quân triều đình ở Liêu Đông tấn công Vĩnh Bình, Chu Đệ đem quân đi cứu và đánh lui quân triều đình. Nhân đà thắng lợi, Chu Đệ tấn công Đại Ninh, sáp nhập quân đội của Ninh vương. Lý Cảnh Long nghe tin Chu Đệ đi Liêu Đông liền hạ lệnh tấn công Bắc Bình. Có lần quân triều đình đã suýt phá được thành nhưng Lý Cảnh Long vì nghi ngờ nên đã hạ lệnh lui quân. Thời tiết tháng 10 ở Bắc Bình rất lạnh, Chu Cao Sí buổi tối sai người đổ nước lên tường thành, ngày hôm sau đã đóng băng làm quân triều đình không tấn công được. Quân triều đình là người phía nam nên không chịu được cái lạnh phía bắc. Chu Đệ đem quân về cứu Bắc Bình và đã đánh bại Lý Cảnh Long tại ngoại vị Bắc Bình vào tháng 11. Lý Cảnh Long thua chạy về Đức Châu, quân triều đình thương vong hơn 10 vạn người.
Dòng 283:
 
== Nhận xét ==
Cuộc đời của Minh Thành Tổ là sự truy cầu quyền lực, uy danh và vinh quang. Ông bị coi là phản nghịch, soán vị cháu trai, nhưng rồi chứng minh được bản thân xứng đáng là hoàng đế hơn, là người có thể tiếp nối các di sản của [[Minh Thái Tổ]]. Ông làm trái lại với tổ huấn của vua cha, dời đô lên phía bắc, mở cửa buôn bán, thực hiện nhiều chiến dịch đánh thẳng vào Mông Cổ nhưng triều Minh dưới thời ông hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, bản đồ được mở rộng. Nhờ vào các cuộc hải trình của Trịnh Hòa, Trung Quốc biết được thêm nhiều vùng đất mới trên thế giới. Ông chăm chỉ làm việc để gìn giữ và phát huy [[Trung quốc|văn hóa truyền thống Trung Quốc]]. Các cải cách của Thành Tổ về kinh tế, giáo dục và quân sự đem lại những lợi ích chưa từng có cho người dân và đất nước. Bản đồ Nhà Minh dưới thời Minh Thành Tổ là to lớn nhất, tuy nhiên sau khi ông mất thì nhân dân các nước bị đô hộ đó đều giành lại được lãnh thổ và độc lập. Quân đội Nhà Minh lúc cực thịnh dưới thời ông có hơn 1 triệu 2 trăm nghìn người, tuy nhiên đội quân này đã mất các khả năng thực hiện các chiến dịch phản công vì các quân chủ đời sau không biết gì về quân sự. Ông cũng đã đặt nền móng cho sự loạn chính của hoạn quan và chế độ gián điệp đã hàm oan bao nhiêu người, dẫn đến sự bất ổn và suy vong của Nhà Minh. Triều đại của ông được xem là một phước lành nhưng đầy máu tươi của nhân dân Trung Quốc.
 
Minh Thành Tổ giành được ngai vàng trên chiến trường nên vẫn thường được xem như là vị hoàng đế khai quốc thứ hai của Nhà Minh. Công lao của ông với đất nước, văn trị hay võ công, có thể so sánh với các vị đại đế như [[Tần Thủy Hoàng]], [[Hán Vũ Đế]], [[Đường Thái Tông]], [[Tống Thái Tổ]]. Hoàng đế [[Khang Hy]] Nhà Thanh đã từng viết về Triều đại và sự cai trị của ông: "Trị long [[Nhà Đường|Đường]] [[Nhà Tống|Tống]]" (cai trị tốt hơn cả Đường Tống).