Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồ gốm Nhữ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox Chinese | t=汝窯 | s = 汝窑 | p = Rǔ yáo | w = Ju<sup>3</sup> yao<sup>2</sup> | l = Đồ gốm Nhữ }} nhỏ|Chậu thủy tiên với men màu xanh lục ánh lam sáng, [[Bảo tàng Cố cung Quốc gia, Đài Loan.]] nhỏ|Bát gốm Nhữ với gờ miệng kim loại, [[Bảo tàng Anh.]] Tập tin:Ru ware…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
[[Tập tin:北宋汝窯青瓷無紋水仙盆 (cropped).jpg|nhỏ|Chậu thủy tiên với men màu xanh lục ánh lam sáng, [[Bảo tàng Cố cung Quốc gia]], [[Đài Loan]].]]
[[Tập tin:Ru ware, Percival David Collection DSCF3107.jpg|nhỏ|Bát gốm Nhữ với gờ miệng kim loại, [[Bảo tàng Anh]].]]
[[Tập tin:Ru ware, Percival David Collection DSCF3044.jpg|nhỏ|Nhóm đồ gốm Nhữ trong bộ sưu tập Percival David Collection.]]
 
'''Đồ gốm Nhữ''' hay '''Nhữ diêu''' (汝窯) là một loại [[đồ gốm Trung Quốc]] nổi tiếng và rất hiếm, được sản xuất dưới thời [[nhà Tống]], với loại Nhữ quan diêu (汝官窯) được sản xuất cho triều đình trong một khoảng thời gian ngắn khoảng 20-40 năm xung quanh năm 1100. Hiện nay tồn tại chưa tới 100 hiện vật hoàn hảo, mặc dù có những hiện vật mô phỏng muộn hơn không hoàn toàn trùng khớp với các hiện vật gốc. Phần lớn các hiện vật có màu men lam "trứng ngỗng" nhạt khác biệt, giống như "màu thiên thanh trong khoảng trống giữa các đám mây sau cơn mưa" (雨過天青雲破處) theo các học giả nghiên cứu gốm sứ cổ.<ref name=":0">{{Cite book | title=Nhữ diêu (汝窯) | author=Triệu Văn Quân (趙文軍), Triệu Văn Bân (趙文斌) | edition=1 | publisher=Nhà xuất bản Văn Hối | year=2002 | isbn=9787805318837 | location=Thượng Hải | language=zh | pages=}}</ref><ref name=TTD>Tôn Tân Dân (孙新民, Sun Xinmin), [https://web.archive.org/web/20150408012547/http://exhibition.ceramics.ntpc.gov.tw/celadon/en/b_products_00-3.html "Appreciating Ru ware"], National Palace Museum, Taipei.</ref><ref name=Sotheby12>Sotheby's (2012).</ref> (Mô tả này cũng có thể được áp dụng cho loại đồ gốm thậm chí còn hiếm hơn và có lẽ chỉ là huyền thoại, là đồ gốm Sài (柴窯, Sài diêu) trong thế kỷ 10,<ref>Gompertz, tr. 79–80, ghi chú 5.</ref><ref>Rawson, tr. 245.</ref>) và nói chung không được trang trí, dù màu sắc của chúng thay đổi và đạt tới mức như màu xanh lục [[đồ gốm men ngọc|men ngọc]].<ref name=TTD/><ref name=Sotheby12/> Các hiện vật bao gồm đĩa, có lẽ được dùng để [[bút lông|rửa bút]], cốc, chén, bát, tráp, hộp, bình rượu, chậu, chậu thủy tiên, các loại bình nhỏ và [[lư hương]]. Chúng có thể được coi là một dạng cụ thể của [[đồ gốm men ngọc]].<ref name=Gompertz84>Gompertz, tr. 84.</ref><ref name=Vainker99>Vainker, tr. 99.</ref><ref name=Sotheby12/><ref name=TTD/>
Dòng 49:
[[Tập tin:上海博物馆藏汝窑青瓷 (cropped).JPG|nhỏ|Ba chiếc bát màu ánh xanh lục tại [[Bảo tàng Thượng Hải]]. Loại này thường được mô tả như là bát/đĩa rửa bút lông. Lưu ý tới 5 dấu "chi ma" ở phần đáy lộn ngược.]]
 
Vào năm 2012, một ghi chú trong danh lục của Sotheby's cho biết "Mặc dù thời gian chính xác của việc sản xuất đồ gốm Nhữ vẫn đang bị tranh cãi, nhưng tất cả các học giả đều đồng ý rằng nó chỉ được làm trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn. Chuyên gia gốm sứ của Bảo tàng Cố cung Trần Vạn Lý (陳萬里, 1892-1969) dựa theo ''Tuyên Hòa phụng sứ Cao Ly đồ kinh'' (宣和奉使高麗圖經) của Từ Căng (徐兢, 1091-1153) và ''Thản trai bút hành'' (坦齋筆衡) của Diệp Trí (葉寘, khoảng đầu thế kỷ 13) đề xuất khoảng thời gian 20 năm, từ năm 1086 đến 1106;<ref name=christies>[https://www.christies.com/en/lot/lot-6181137 Beyond Compare: A Thousand Years of the Literati Aesthetic (Evening Sale)].</ref> mặc dù một số học giả cho rằng nó được sản xuất trong khoảng thời gian dài hơn một chút".<ref name=Sotheby12/> Sử gia nghệ thuật kiêm nhà Hán học người Anh Jessica Rawson cho rằng khoảng thời gian này là "từ năm 1107 đến năm 1125".<ref name=Rawson366>Rawson, tr. 366.</ref> Phó giáo sư kiêm giám tuyển viên hiện vật nghệ thuật Trung Hoa của [[Bảo tàng Ashmole]] Shelagh Vainker thì cho rằng khoảng thời gian này là "khoảng 40 năm".<ref name=Vainker99/><ref name=Valenstein89/> Bảo tàng Anh thì cho rằng "hai mươi hoặc có lẽ là bốn mươi năm, từ 1086 tới 1106 hoặc 1125".<ref>[http://www.britishmuseum.org/research/collection_online/collection_object_details.aspx?objectId=254630&partId=1 British Museum, "bottle", 1978,0522.1] trong phần bình luận của giám tuyển viên.</ref> Nó chỉ được sản xuất dưới thời [[Tống Huy Tông]] (1100–1126) và có lẽ cả dưới thời vị hoàng đế tiền nhiệm là [[Tống Triết Tông]] (1085–1100). Tống Huy Tông dường như là vị vua có sự quan tâm và sở thích cá nhân với đồ gốm sứ.<ref name=Rawson366/><ref name=Vainker99/>
 
Sau khi Huy Tông thoái vị thì thời kỳ [[nhà Tống|Bắc Tống]] đã kết thúc với những kẻ xâm lược từ phía bắc tràn xuống, và Huy Tông cùng người kế vị ông là [[Tống Khâm Tông]] đã bị bắt trong cuộc [[Chiến tranh Kim–Tống]] thảm khốc vào cuối thập niên 1120. Người con trai thứ chín của Huy Tông chạy về phía nam và lập ra [[nhà Tống|Nam Tống]] với tư cách là Hoàng đế [[Tống Cao Tông|Cao Tông]] (1127–1163), nhưng các lò gốm Nhữ khi đó đã nằm trong lãnh thổ của kẻ thù, và việc sản xuất đồ gốm Nhữ ngừng lại, nếu như điều này chưa được thực hiện trước đó.<ref name=Vainker99/><ref name=Sotheby12/> Các lò gốm bị bỏ hoang và thợ gốm tản mác.<ref name=TTD/> Người ta đã ghi lại rằng một món quà gồm 16 vật chia theo danhtừng hạng mục được Thanh Hà quận vương Trương Tuấn (張俊, 1086-1154) dâng lên Cao Tông vào năm 1151;<ref>Chu Mật (周密, 1232-1298). Vũ Lâm cựu sự (武林舊事).</ref><ref name=christies/><ref name=TTD/><ref name=Vainker99/> một con số khá nhỏ theo tiêu chuẩn hoàng gia, gợi ý về sự khan hiếm của chúng. Nguồn này cũng ghi rằng vào năm 1179, vị thái thượng hoàng già cả này đi dạo trong một khu vườn, và một chiếc bình gốm Nhữ được đặt ở đó để ông chiêm ngưỡng.<ref name=TTD/> Ở phương nam, một hình thức của [[đồ gốm Quan]] chính thức, có màu xanh lục nhiều hơn là màu xanh lam, dường như đã có vai trò như là sự thay thế hơi không tương xứng cho triều đình.<ref name=Rawson242/><ref name=TTD/>
 
Ngày tháng sản xuất đã bị nhầm lẫn từ lâu bởi một đĩa thử nghiệm giả mạo trong [[Bộ sưu tập Percival David]]. Nó là một chiếc vòng hình tròn dẹt, đường kính 8,9 cm, với dòng chữ khẳng định rằng nó là "mẫu thử đầu tiên", được phối liệu và nung dưới sự giám sát của thiếu giám nội thị phủ Tiêu Phúc (蕭福) kiêm giám quan lò gốm sứ Nhữ Châu vào ngày 15 tháng 3 năm Đại Quan thứ nhất (ngày 9 tháng 4 năm 1107). Luôn bị nhiều học giả coi là rất đáng ngờ và hiện nay thường được đồng thuận coi là đồ giả, nó có lẽ là sản phẩm trong nửa đầu thế kỷ 20.<ref>[http://www.britishmuseum.org/research/collection_online/collection_object_details.aspx?objectId=3180560&partId=1&searchText=%22Ru+ware%22&page=1 British Museum, PDF A41]</ref><ref name=Gompertz88>Gompertz, tr. 88.</ref>