Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Điền (nghị sĩ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
Đời tổ thứ bảy có ông [[Trần Tiễn Thành]] (con trưởng của ông Trần Bá Lượng) thi đỗ tiến sĩ năm 1838 dưới thời Minh Mạng, làm đến chức Thượng thư, Cơ mật Viện Đại thần, Phụ chính Đại thần. Sau khi vua Tự Đức mất, lúc bấy giờ ông đã ngoài 70 tuổi, từ chức về nhà nhưng hai ông [[Nguyễn Văn Tường]] và [[Tôn Thất Thuyết]] vẫn sai người mang bản thảo đề nghị truất phế [[Vua Hiệp Hòa]] đến xin ông ký vào "đồng ý" nhưng ông từ chối. Trưa ngày 30 tháng 10 Quý Mùi (tức 29-11-1883), hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ép Vua Hiệp Hòa phải uống thuốc độc chết và sau đó sai bộ hạ đến nhà ám sát ông Trần Tiễn Thành ngày 01 tháng 11 Quý Mùi (tức 30-11-1883).
 
Sau khi Ôngông Trần Tiễn Thành bị mưu sát, con cháu bỏ quê, trốn tránh đi xa, bỏ chữ lót "Tiễn", chỉ lấy họ Trần. Đời thứ 8 là ông Trần Dương sinh ra ông Trần Chánh (đời thứ 9) là thân phụ của ông Trần Điền (đời thứ 10).
 
==Cuộc đời và sự nghiệp==
Sau khi đậu Cao đẳng Tiểu học [[Pháp]] Việt tại [[Huế]] (1931), ông ra [[Hà Nội]] học [[Trường Bưởi]]. Chương trình [[Tú tài]] phải học 3 năm nhưng ông chỉ học trong 2 năm và thi đậu Tú tài [[Triết học]] [[Pháp]] năm 1933. Ông trở về Huế làm giáo sư Trung học tư thục Thiên Hữu (instituit de la Providence).<ref>[http://www.thienhuu.org/th-tiengviet.html Nhớ về Thiên-Hữu Học-Đường], Phạm Nguyên Hanh: "...các ông Trần Điền (sau này là Thượng Nghị sĩ), Tôn Thất Đàm, Trần Văn Tuyên và đặc biệt ông Tạ Quang Bửu (sau này là Bộ Trưởng Bộ Đại Học của Bắc Việt)..."</ref> Sau đó, ông qua ngành hành chánh làm công chức tại Thanh Hóa (1-7-1936) và hoạt động cho Hội [[Hướng Đạo]].
 
Năm [[1941]], ông được thuyên chuyển về [[Huế]] làm Kiểm sự tại Bộ Tài chánh rồi lên tới Ngự tiền Văn phòng và Văn hóa Viện. Năm [[1944]], ông thi đỗ Tri Huyện và làm tri huyện Tiên Phước rồi Đại Lộc tỉnh [[Quảng Nam]] (01-02-1944 đến 9-1945).
 
Sau khi [[Việt Minh]] cướp chính quyền tại [[Hà Nội]], ông về Huế làm [[Thẩm phán]] tại quận Hương Trà. Khi cụ Trần Văn Lý ra làm Hội Đồng Chấp Chánh Trung Phần, ông được cử làm Chủ sự Phòng Thông tin Trung phần (từ 15-4-1947 đến 15-4-1948). Sau đó ông xin nghỉ giả hạn không lương vì không chịu hợp tác với [[Thủ hiến]] Phan Văn Giáo (từ 16-4-1948 đến 5-10-1949).
 
Từ 06-10-1949 đến 06-08-1951, ông làm Giám đốc Thông tin [[Trung phần]]. Sau đó, ông làm Phủ trưởng Triệu Phong (1952) rồi Tỉnh trưởng [[Quảng Trị]] (1954-1955). Ông có công tái lập an ninh trật tự, lập các đồn hương vệ, kiểm soát được các đường giao thông trong quận.
 
Sau [[Hiệp định Genève]], ông lo đón tiếp đồng bào Quảng Trị từ phía Bắc vĩ tuyến 17 di cư vào Nam. Tết năm [[1955]], [[Thủ Tướng]] [[Ngô Đình Diệm]] đến thăm tỉnh Quảng Trị, đã ban tặng cho ông Bảo Quốc Huân Chương.
 
Mùa Xuân năm 1955, nhân vụ đảng Đại Việt lập chiến khu Ba Lòng, ly khai chống chế độ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, ông bị mất chức Tỉnh Trưởng và bị bắt giam tại Huế 3 tháng, sau đó được tại ngoại hầu cứu. Ông bị kết án 6 năm tù nhưng theo lệnh của Tổng Thốngthống Ngô Đình Diệm, ông được miễn thụ hình.
 
Từ 1957-1964, ông dạy học tại Huế và làm Hiệu trưởng trường Bình Minh. Mùa Hè [[1964]], theo lệnh của [[Thiếu Tướngtướng]] Tôn Thất Xứng, Tư Lệnhlệnh Quân Đoànđoàn I kiêm Đại Biểubiểu Chính Phủphủ tại Vùng I, trường Bình Minh bị nhà nước tịch thu vì đó là tài sản của ông [[Ngô Đình Cẩn]]. Sau đó, ông Trần Điền rời trường Bình Minh qua làm Giám Đốcđốc Viện Hán học Huế (từ 17-6-1964 đến 15-8- 1966) thay thế Ông Võ Như Nguyện từ chức.
 
Tháng 9-1966, ông ứng cử vào Quốc Hộihội Lập hiến tại đơn vị Thừa Thiên. Liên danh Nguyễn Văn Ngải-Trần Điền đắc cử, dẫn đầu phiếu. Ông có ra ứng cử Chủ Tịchtịch Quốc Hộihội Lập Hiếnhiến nhưng thua ông [[Phan Khắc Sửu]] 3 phiếu ở vòng đầu.
 
Tháng 9-1967, ông đắc cử Nghị sĩ trong liên danh "Nông Công Binh" do Trung Tướng Trần Văn Đôn làm thụ ủy và được bầu làm Chủ Tịchtịch Ủy Banban Canh Nôngnông Thượng Nghịnghị Viện.
 
==Hoạt động Hướng đạo==
Ngoài các hoạt động trong lãnh vực hành chánh, chính trị, giáo dục như đã nói trên, ông còn là một nhà hoạt động thanh niên và xã hội nổi tiếng từ [[1934]] cùng thời với [[Tạ Quang Bửu]], [[Hoàng Đạo Thúy]],...trong phong trào [[Hướng Đạo Việt Nam]]. Ông là một trong những người đầu tiên lập tráng đoàn [[Hướng Đạo]] tại Huế và tổ chức trại huấn luyện trung ương ở Bạch Mã ([[Thừa Thiên]]).
 
Năm 1934, ông chủ trương tạp chí "Bạn Đường" tại [[Thanh Hóa]], ngoài mục đích huấn luyện [[Hướng đạo]] sinh, còn thêm phần nghị luận về văn chương và xã hội. Ông cũng đã thành lập một Ban Văn Nghệnghệ của Hướng Đạođạo để đi trình diễn nhiều nơi, rất thành công. Ông là một trong những trưởng Hướng Đạođạo đầu tiên được lãnh "[[Bằng Rừng]]" và đã tham dự [[Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới|trại họp bạn quốc tế của tổ chức Hướng Đạo]] tại [[Úc]] năm ([[1952)]], được bầu chức Tổng ủyỦy viên Hướng Đạo toàn quốc năm [[1966]]. Ông được anh em Hướng Đạo quý mến như là bậc đàn anh đạo đức, gương mẫu và có tài hùng biện, xứng đáng với truyền thống của tổ chức nầy.
 
==Gia đình==