Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
'''Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư''' ([[chữ Nôm]]: 北屬吝次四) hay còn gọi là '''thời Minh thuộc''' trong [[lịch sử Việt Nam]] bắt đầu từ năm [[1407]] khi [[nhà Minh|đế quốc Minh]] [[chiến tranh Minh - Đại Ngu|đánh bại]] [[nhà Hồ]]-[[Đại Ngu]] và chấm dứt năm [[1427]] khi [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc [[khởi nghĩa Lam Sơn]]. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm.
 
==Lịch sử==
===Nhà Minh xâm lược Đại Ngu===
{{Chính|Chiến tranh Minh-Đại Ngu}}
Trong những năm đầu thành lập [[Nhà Minh|triều Minh]], [[Minh Thái Tổ]] [[Minh Thái Tổ|Chu Nguyên Chương]] đã công khai chính sách hòa hoãn với các quốc gia nhỏ, giáp biên giới với [[Trung Quốc]]. Thậm chí, Minh Thái Tổ còn đặt ra danh sách các nước mà Trung Quốc không nên chinh phạt trong chính sách ''[[Bất chinh chư di quốc danh]]'' (不征諸夷國名 - Các nước man di không nên đánh). Nước [[Đại Việt]] (mà "Thiên triều" [[Trung Quốc]] quen gọi là ''[[An Nam]]'') được đặt đầu tiên trong các nước hướng tây nam [[Trung Quốc]].
Hàng 64 ⟶ 65:
Tướng Minh là Trương Phụ xúi giục một số [[người Việt]] đến trước quân doanh xin được trở lại làm quận huyện của [[nhà Minh]] vì [[nhà Trần]] đã tuyệt tự<ref>Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 59-60.</ref>. [[Minh Thành Tổ]] nhân đó đổi gọi [[Đại Ngu]] thành quận [[Giao Chỉ]] với các bộ phận Giao Chỉ đô chỉ huy sử ti (交址都指揮使司), Giao Chỉ đẳng xử thừa tuyên bố chính sử ti (交址等處承宣布政使司), Giao Chỉ đẳng xử đề hình án sát sử ti (交址等處提刑按察使司). Kinh đô [[Thăng Long]] trước đây đổi gọi là thành [[Hà Nội#Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh|Đông Quan]].
 
===Kháng chiến chống Minh===
{{chính|Nhà Hậu Trần|Khởi nghĩa Lam Sơn}}
Ngay khi [[nhà Hồ]] thất bại, đã có nhiều phong trào chống Minh bắt đầu nổi lên. Trong các phong trào chống Minh, lớn nhất là sự nổi dậy của nhà Hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.
Hàng 92 ⟶ 93:
Từ năm 1417 trở đi, một loạt các cuộc khởi nghĩa mới lại bùng lên, lần này cuốn hút cả các quan lại người Việt vốn cộng tác, hoặc đầu hàng nhà Minh trước kia. Năm 1417, tổng binh Lý Bân đánh dẹp hai cuộc khởi nghĩa lớn. Đến năm 1418, hai cuộc khởi nghĩa mới lại bùng phát. Theo Dreyer, đợt khởi nghĩa này trùng với thời kỳ nhà Minh mở rộng xây cất tại [[Cố Cung (Bắc Kinh)|Bắc Kinh]] và phát triển hạm đội hải hành viễn chinh Nam Á. Việc xây cất và đóng thuyền đòi hỏi một lượng lớn nhân lực vật lực, đặc biệt là gỗ tốt, mà nguồn cung cấp từ nội địa Trung Quốc đã giảm sút. Việc quan lại nhà Minh, như hoạn quan Mã Kỳ, tăng sưu dịch, vơ vét nguyên liệu, dồn gánh nặng khai thác gỗ lên các tỉnh mới chiếm được như Giao Châu có lẽ đã làm bùng phát sự bất mãn của dân chúng, và cả quan lại người Việt, dẫn đến một làn sóng chống đối nữa.<ref>Dreyer, trang 211</ref>
 
===Khởi nghĩa Lam Sơn===
Năm 1418, [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] dấy binh, bắt đầu [[Khởi nghĩa Lam Sơn|khởi nghĩa ở Lam Sơn]]. Thời gian đầu, quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn ở vùng núi [[Thanh Hóa]]. Từ năm 1424, quân Lam Sơn thay đổi chiến thuật: tiến vào Nghệ An, giải phóng toàn bộ vùng đất phía nam. Sau đó Lê Lợi tiến ra bắc, đánh bại các đạo quân sở tại và 4 đạo quân viện binh lần lượt sang từ năm 1426 đến 1427.