Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 169:
Các công trường khai thác mỏ và mò ngọc trai cũng nhiều nhân công. Những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm đến tính mạng.
 
====Dịch bệnh====
Cuộc xâm lăng của quân Minh cộng với di dân ồ ạt từ Trung Hoa vào Đại Việt đã mang theo nhiều dịch bệnh. ''Đại Việt sử ký toàn thư'' ghi chép: Năm Hưng Khánh năm thứ I (1407), năm ấy đói và dịch bệnh, nhân dân không cày cấy được, người chết gối lên nhau. Hưng Khánh năm thứ 3 (1409), năm này đói và dịch bệnh còn nặng hơn năm trước.
 
====Thuế khóa====
Chính sách thuế khóa mà [[nhà Minh]] áp dụng với [[Giao Chỉ]] là rất nặng nề, trong đó có 2 ngạch chính là [[thuế]] ruộng đất và thuế công thương nghiệp<ref>Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 69.</ref>. Nhà Minh cử nhiều [[hoạn quan]] sang [[Việt Nam]] để tiến hành thu thập thuế, cống gửi về kinh đô, đồng thời vơ vét thêm chừng ấy nữa cho riêng mình.<ref>Karl Hack, trang 84.</ref>. Các viên quan này tham lam đến độ chính bản thân [[Hoàng đế]] nhà Minh phải can thiệp vào việc chỉ định quan lại sang [[Giao Chỉ]]. Vua [[Minh Nhân Tông]] phải bác việc [[Mã Kỳ]] tiếp tục muốn được bổ nhiệm quản lý việc thu vàng, bạc, trầm hương, ngọc trai tại đây năm [[1424]].
 
Dòng 190:
 
===Chính sách đồng hóa===
====Tôn giáo tín ngưỡng====
[[Người Việt]] bị bắt phải theo những phong tục tập quán của [[Trung Quốc]]: phải để tóc dài, không được cắt tóc; phải để răng trắng không được nhuộm; phụ nữ phải mặc áo ngắn quần dài (nguyên văn tiếng Hán: 短衣長裙 (đoản y trường quần), từ "quần" ở đây cũng có nghĩa là chỉ "váy") giống [[Trung Quốc]]. Quan lại phải đội khăn đầu rìu, áo viền cổ tròn có vạt, áo dài vạt bằng tơ lụa, hài ống cao có dây thắt.
 
Dòng 199:
Nhà Minh đưa sang những tác phẩm [[Trung Hoa]] về [[Nho giáo]], [[Phật giáo]], [[Lão giáo]] cho người Việt học. Chính quyền đô hộ lập Tăng Cương Ty và Ðạo Kỳ Ty để lo việc giáo dục Phật giáo và Lão giáo theo mẫu mực [[Trung Hoa]]<ref>{{Chú thích web | url = http://www.thuvienhoasen.org/vnphatgiaosuluan2-18.htm | tiêu đề = Error | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 5 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = | archive-date = 2008-09-08 | archive-url = https://web.archive.org/web/20080908043020/http://www.thuvienhoasen.org/vnphatgiaosuluan2-18.htm | url-status = dead }}</ref>.
 
====Văn hóa====
[[Đại Việt]] từ khi chính thức độc lập vào [[thế kỷ X]], trải qua gần 500 năm đã lớn mạnh nhanh chóng, giữ vững bờ cõi, xâm lấn về phía nam, tất cả các mặt đều phát triển mạnh mẽ, nhất là văn hóa đã trở thành quốc hồn quốc túy và có nhiều nét riêng biệt so với Bắc triều. Chẳng hạn vua [[Trần Nhân Tông]] xuất gia lập nên Thiền phái [[Trúc Lâm Yên Tử]] là việc chưa hề thấy trong lịch sử Trung Hoa. Sự lớn mạnh và độc lập của Đại Việt là một hiểm họa cho Bắc triều đã được chứng minh qua các cuộc chiến tranh Việt - Tống, Việt - Nguyên; nên [[nhà Minh]] từ khi nắm quyền không thể không biết. Nhằm thủ tiêu nền [[văn hóa]] của [[người Việt]], ngay năm [[1406]], khi phát binh đánh [[Đại Ngu]], [[Minh Thành Tổ]] đã ban sắc viết:
:''Khi binh lính vào nước Nam, trừ các kinh [[Nho giáo|Nho gia]], kinh [[Phật]], [[đạo giáo|đạo Lão]] không thiêu hủy. Ngoài ra, tất cả sách vở, văn tự cho đến các loại văn tự ghi chép ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ con học… đều đốt hết. Phàm những văn bia do Trung Quốc dựng từ xưa thì đều phải giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ không để sót.''<ref>Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 338.</ref>