Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đậu đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
== Sử dụng ==
Đậu đỏ được sử dụng trong ẩm thực của [[Nhật Bản]], [[Triều Tiên]], [[Hàn Quốc]], [[Trung Quốc]], [[Ấn Độ]]...
 
Tại [[Việt Nam]], đậu đỏ được dùng để nấu xôi (xôi đậu đỏ), nấu chè đậu đỏ...; dân mạng truyền tai nhau về món chè đậu đỏ là bởi, đậu đỏ trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "hồng đậu", hay còn gọi là đậu tương tư. Do đó, những người cô đơn lẻ bóng thường ăn chè đậu đỏ vào lễ [[Thất Tịch]] (7/7 âm lịch hàng năm) để sớm có người yêu.
==Kinh doanh==
Mua chè đậu đỏ ăn thoát ế ngày thất tịch mà cháy hàng. Dân mạng đang truyền tai nhau về chuyện, ăn chè đậu đỏ sẽ có người yêu ngày thất tịch. Chẳng rõ đậu đỏ có linh nghiệm thật hay không, nhưng món chè này hiện đang cháy hàng ở khắp nơi.
Từ nhiều ngày nay, dân mạng đã đồn nhau rất nhiều về chuyện ăn chè đậu đỏ sẽ giúp thoát ế. Tưởng như đây chỉ là câu chuyện đùa, thế nhưng sáng nay, món chè đậu đỏ bị săn mua rất nhiều. Tuy nhiên, không nhất thiết phải là đậu đỏ không, nhiều bạn trẻ cho rằng, có thể ăn các món ăn có đậu đỏ là được. Ví dụ như trà sữa đậu đỏ, sữa chua đậu đỏ, đậu đỏ sương sáo trân châu, bánh bao nhân đậu đỏ,[[dorayaki]],... Dù không mê tín, nhưng khi thấy cộng đồng mạng lan truyền những món ăn hấp dẫn từ đậu đỏ. Nhiều cửa hàng cũng đã kịp theo nắm bắt được xu hướng này và bán những món ăn liên quan rất đắt hàng.
 
== Dinh dưỡng ==
[[Hạt]] đậu đỏ chứa hàm lượng đáng kể chất xơ và xơ hòa tan, protein, carbohydrat và sắt.<ref name=mayo>[http://www.mayoclinic.com/health/healthy-recipes/NU00410 Mixed Bean Salad] (information and recipe) from [http://www.mayoclinic.com/health/healthy-recipes The Mayo Clinic Healthy Recipes]. Truy cập February 2010.</ref>
 
== Những nhầm lẫn xung quanh đậu đỏ và "hồng đậu" ==
Loại đậu đỏ dùng để nấu chè có danh pháp khoa học là vigna angularis, và loại đậu đỏ này không có truyền thuyết nào liên quan đến tương tư hay tình cảm đôi lứa, cũng như không liên quan gì đến ngày lễ Thất tịch.
 
Còn loại đậu đỏ - hồng đậu (từ đây gọi là hồng đậu để phân biệt) được người Trung Quốc gọi là "hạt tương tư" có danh pháp khoa học là abrus precatorius, thường được gọi là tương tư, cườm thảo đỏ, chi chi, cườm cườm, cảm sảo (tiếng Tày), hương tư tử hoặc tương tư tử (相思子). Loại hồng đậu này có độc, cụ thể là abrin - một loại toxalbumin với liều gây chết trung bình đối ở con người khoảng từ 10 đến 1000 microgram trên mỗi kilogram thể trọng khi ăn vào bụng và 3.3 microgram trên mỗi kilogram thể trọng khi hít vào phổi. Vì vậy, loại đậu này không thể dùng để nấu chè.
 
Sở dĩ hồng đậu được coi là "hạt tương tư" vì có truyền thuyết kể rằng, "tương truyền, thời cổ có một người đàn ông phải ra trận, người vợ ngày ngày tựa vào gốc cây lớn trên núi cao ngóng trông mong mỏi, bởi vì nhớ người chồng ở biên cương mà khóc dưới tán cây. Sau khi nước mắt cạn khô, nàng khóc ra từng giọt máu thắm đỏ. Máu của nàng hoá thành hạt hồng đậu, hồng đậu bén rễ đâm chồi, phát triển thành cây lớn, kết hạt đỏ rực tán cây, người đời thường gọi là đậu tương tư". Dựa trên truyền thuyết này, Tào Tuyết Cần viết "tương tư huyết lệ phao hồng đậu", Vương Duy viết "thử vật (hồng đậu) tối tương tư", Ôn Đình Quân viết "linh lung đầu tử an hồng đậu, nhập cốt tương tư tri bất tri".
 
Vậy nên mới có chuyện trong dân gian, nam nữ thường tặng nhau một chuỗi hạt hồng đậu làm tín vật định tình; đến khi kết hôn, tân nương đeo một chuỗi hồng đậu ở cổ tay hoặc trên cổ, thể hiện đôi bên thấu hiểu lẫn nhau, bạch đầu giai lão.
 
Tóm lại, hoàn toàn không có truyền thuyết ăn chè đậu đỏ thì có người yêu trong ngày Thất tịch. Sai lầm này bắt nguồn từ lỗi dịch thuật của một hot blogger trong quá khứ.
 
== Xem thêm ==