Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tân Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Dân cư: không nguồn
Dòng 36:
 
==Lịch sử==
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển hậu phương lớn miền Bắc mà Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ Ba (9/1960) đề ra, toàn Đảng toàn quân, toàn dân, toàn quân trên miền Bắc dấy lên phong trào thi đua sôi nổi. Trong nông nghiệp có phong trào xây dựng HTX bậc cao trên cơ sở các HTX bậc thấp đã được xây dựng từ những năm 1959 - 1960. Hơn 90% nông dân phấn khởi gia nhập các HTX nông nghiệp. Phong trào thi đua, đạt và vượt 5 tấn thóc/ha gieo trồng không chỉ dừng lại ở đồng bằng Bắc bộ mà còn phát triển cả ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hệ thống các HTX tiểu thủ công nghiệp, cửa hàng mậu dịch quốc doanh, cửa hàng mua bán,… cũng lần lượt được thành lập đảm bảo cho nhu cầu lưu thông hàng hóa và cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống nhân dân. Trong quân đội có phong trào thi đua sôi nổi “''Ba nhất”'', trong giáo dục có phong trào thi đua dạy tốt học tốt, v.v… Chưa bao giờ tinh thần lao động sáng tạo, tinh thần tập thể và cao hơn là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam lại được phát huy cao độ như trong giai đoạn này.
 
Ở miền Nam, sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt ra đời (20 -12 -1960), lực lượng vũ trang được thành lập. Quân dân hai miền Nam - Bắc dốc toàn bộ tinh thần và lực lượng để đập tan chiến lược: “''Chiến tranh đặc biệt”'', làm thất bại âm mưu dồn dân lập ấp, biến miền Nam thành trại tập trung khổng lồ của Mỹ - Ngụy, đồng thời làm phá sản kế hoạch Xtaley - Taylor và kế hoạch Johnson - McNamara, đưa cách mạng miền Nam đi dần đến thắng lợi.
 
Nghệ An bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với 2 niềm vui lớn: Tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ 10 (vòng 2), tổ chức từ ngày
20/3/1961 đến 30/3/1961, tại Thị xã Vinh, có đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về dự và chỉ đạo đại hội. Đại hội này đã xác định những nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, củng cố quốc phòng, an ninh,v.v… đồng thời khẳng định nghĩa vụ cao cả là huy động đến mức cao nhất nguồn lực vật chất và tinh thần, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam đối với cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
 
Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 12 năm 1961, Đảng bộ nhân dân và lực lượng vũ trang Nghệ An vui mừng đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương lần thứ hai. Bác mong muốn: “''Đồng bào và cán bộ cần phải quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh ta thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc. Làm được như thế là tỉnh ta góp phần xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; làm cơ sở vững mạnh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”'''[1]'''.''
 
Tại thị xã Vinh (nay là [[Vinh|thành phố Vinh]], tháng 1 năm 1962, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Đại hội những người xuất sắc trong phong trào tình nguyện hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước năm năm lần thứ nhất. Toàn tỉnh có 1.520 đoàn viên thanh niên được công nhận danh hiệu kiện tướng về làm thủy lợi, làm phân bón, phát triển chăn nuôi và nâng cao năng suất lao động; 392 đoàn viên thanh niên được công nhận danh hiệu: “''Trai, gái Đại Phong''”; 1054 đoàn viên xuất sắc được kết nạp vào Đảng.<sup>2</sup>
 
Ngày 24 tháng 2 năm 1962, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An ra Nghị quyết về tăng cường công tác Đảng ở nông thôn, đẩy mạnh tiến công xây dựng phát triển HTX, đưa nông dân vào làm ăn tập thể. Tiếp đó, từ ngày 4 đến ngày 7/5/1962, Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với tỉnh ủy Nghệ An với nội dung chính là xây dựng và phát triển nông nghiệp của tỉnh. Tỉnh ủy Nghệ An phát động phong trào: “''Đuổi kịp và vượt Đại Phong''”.
 
Phong trào thi đua do tỉnh Nghệ An phát động diễn ra đồng thời với phong trào thi đua sôi nổi mà Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt phát động
toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trên toàn miền Bắc lúc bấy giờ là: ''Sóng Duyên Hải, Cờ Ba nhất, Hai tốt,v.v…'' Miền Bắc nói chung, Nghệ An nói riêng hăng hái thi đua lập công xuất sắc trên tất cả các phương diện kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, quốc phòng an ninh. Riêng ở Nghệ An, công cuộc xây dựng tái thiết thị xã Vinh - Thành phố Vinh diễn ra với nhịp điệu khẩn trương hơn bao giờ hết. Nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng quốc doanh, mậu dịch quốc doanh, bệnh viện, trường học, đường giao thông,v.v… mọc lên nhanh chóng làm thay đổi hoàn toàn bức tranh đô thị Vinh. Trong khi đó, ở các huyện đồng bằng, trung du, miền núi trên địa bàn tỉnh, phong trào xây dựng HTX nông nghiệp bậc cao, HTX mua bán, cửa hàng cung tiêu, bệnh viện, nhà hộ sinh, trường học, phong trào áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để đạt và vượt năng suất 5 tấn/ha gieo trồng,… thực sự thu hút trở thành phong trào thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân và lực lượng vũ trang.
 
Tuy đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng, phát triển hậu phương, củng cố quốc phòng an ninh, song tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các huyện miền núi Nghệ An nói chung và Nghĩa Đàn nói riêng vẫn chậm so với các huyện đồng bằng. Hạ tầng cơ sở thiếu thốn, năng lực quản lý điều hành của cán bộ huyện và xã nhất là các xã vùng sâu, vùng xa ở các huyện miền núi còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong khi đó, địa bàn các huyện lại quá rộng, dân cư ở phân tán,v.v… Hệ thống trường học, bệnh viện, bệnh xá,… chưa đáp ứng được yêu cầu của đông đảo nhân dân. Cần phải đưa miền núi tiến kịp các huyện đồng bằng, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người sống trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân Nghệ An.
 
Một nguyên nhân quan trọng khác là sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của đồng bào miền Nam đang bước vào thời kỳ hết sức gay go quyết liệt. Yêu cầu chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nghệ An là tỉnh lớn, nhân dân giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, trong đó phải kể đến những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc ít người ở các huyện miền núi.
 
Đồng thời, đầu những năm 1960 của thế kỷ XX, tình hình cách mạng nước ta có những diễn biến mới, cần thay đổi chiến lược. Đảng ta đã thấy rõ âm mưu của đế quốc Mỹ sẽ hất Diệm, Nhu để thay đổi con bài mới của Mỹ, để Mỹ đưa quân vào miền Nam nước ta thực hiện ý đồ xâm lược lâu dài.
 
Nhận định của Đảng ta rất đúng, vì cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa, 1963|đảo chính tại miền Nam năm 1963]] là cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính quyền của [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa|Tổng thống]] [[Ngô Đình Diệm]] do các tướng lĩnh [[Việt Nam Cộng hòa]] thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Mỹ
vào ngày 01/11/1963 và kết cục là anh em Ngô Đình Diệm bị sát hại vào ngày 02/11/1963, chấm dứt nền Đệ nhất cộng hòa trong lịch sử Việt Nam, báo hiệu sự
xâm lược của Đế quốc Mỹ vào nước ta. Vì vậy, đơn vị hành chính cấp huyện lúc này được xác định là ''“pháo đài”'' để thực hiện chiến lược của Đảng đề ra. Đây là một trong những lý do của việc chia tách 3 huyện miền núi, trung du ở Nghệ An.
 
Bên cạnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (5-10/9/1960) diễn ra trong bối cảnh miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN, trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp và tiểu công nghiệp nghèo nàn, nhỏ bé, lại bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, mỗi miền có một chế độ chính trị riêng, đế quốc Mỹ đã lộ rõ ý đồ biến miền Nam nước ta thành căn cứ quân sự, thuộc địa kiểu mới để phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960) đã vạch rõ hai nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới đó là: ''“Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc; giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam”.''
 
Đáng chú ý nhất là: Đại hội lần thứ III của Đảng là đại hội đầu tiên đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), nhằm mục tiêu phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN và hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN với 5 nhiệm vụ là:
 
''+ Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời tạo ra sức phát triển nông nghiệp một cách toàn diện…''
 
"'+ Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp TBCN tư doanh, tăng cường mối quan hệ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, mở rộng quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân''
 
''+ Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, công nhân và nhân dân lao động…''
 
''+ Cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân một bước…''
 
''+ Đi đôi với kết hợp việc phát triển kinh tế, cần ra sức củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh bảo vệ sự nghiệp CNXH ở miền Bắc.''
 
Năm nhiệm vụ trên liên hệ chặt chẽ với nhau và đều nhằm tăng cường lực lượng mọi mặt của miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành cơ sở ngày càng vững chắc của nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh thực hiện hoàn thành thống nhất nước nhà.
 
Để thực hiện những nhiệm vụ đó, cấp huyện được xác định là ''“pháo đài”'' và lúc này Nghệ An thực sự là một địa bàn chiến lược của cả nước, cần phải xây dựng nhiều pháo đài vững về kinh tế, ổn định về chính trị xã hội, mạnh về quốc phòng. Nhận thức rõ yêu cầu cấp thiết đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua đề án chia tách một số đơn vị hành chính ở vùng miền núi và trung du của tỉnh. Đề án chia tách một số đơn vị hành chính của Ban thường vụ tỉnh Nghệ An được hội đồng chính phủ phê duyệt. Ngày 19 tháng 4 năm 1963, Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký quyết định số 52- CP chia 3 huyện Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu thành 7 huyện; gồm: Huyện Anh Sơn có 19 xã; huyện Đô Lương có một thị trấn và 32 xã; huyện Nghĩa Đàn có một thị trấn là Thái Hòa và 22 xã; huyện Tân Kỳ có 13 xã; huyện Quế Phong có 6 xã; huyện Quỳ Châu có 11 xã và huyện Quỳ Hợp có 13 xã.
 
Huyện Tân Kỳ được thành lập ngày 19-4-1963 theo Quyết định 52-CP của Chính phủ trên cơ sở tách 10 xã: Nghĩa Bình, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Giai Xuân, Nghĩa Phúc, Tân Hợp, Tiên Đồng thuộc huyện Nghĩa Đàn và 3 xã: Kỳ Sơn, Phú Sơn, Hương Sơn thuộc huyện Anh Sơn.