Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tân Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
không nguồn
Dòng 52:
==Hành chính==
Huyện Tân Kỳ có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn [[Tân Kỳ (thị trấn)|Tân Kỳ]] (huyện lỵ) và 21 xã: [[Đồng Văn, Tân Kỳ|Đồng Văn]], [[Giai Xuân, Tân Kỳ|Giai Xuân]], [[Hương Sơn, Tân Kỳ|Hương Sơn]], [[Kỳ Sơn, Tân Kỳ|Kỳ Sơn]], [[Kỳ Tân, Tân Kỳ|Kỳ Tân]], [[Nghĩa Bình, Tân Kỳ|Nghĩa Bình]], [[Nghĩa Đồng, Tân Kỳ|Nghĩa Đồng]], [[Nghĩa Dũng, Tân Kỳ|Nghĩa Dũng]], [[Nghĩa Hành, Tân Kỳ|Nghĩa Hành]], [[Nghĩa Hoàn]], [[Nghĩa Hợp]], [[Nghĩa Phúc, Tân Kỳ|Nghĩa Phúc]], [[Nghĩa Thái, Tân Kỳ|Nghĩa Thái]], [[Phú Sơn, Tân Kỳ|Phú Sơn]], [[Tân An, Tân Kỳ|Tân An]], [[Tân Hợp, Tân Kỳ|Tân Hợp]], [[Tân Hương, Tân Kỳ|Tân Hương]], [[Tân Long, Tân Kỳ|Tân Long]], [[Tân Phú, Tân Kỳ|Tân Phú]], [[Tân Xuân, Tân Kỳ|Tân Xuân]], [[Tiên Kỳ, Tân Kỳ|Tiên Kỳ]].
 
==Giao thông==
So với một số
huyện miền núi phía Tây Nghệ An, huyện Tân Kỳ có hệ thống đường bộ khá phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa, đáp
ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong hệ thống đường bộ ở Tân Kỳ, có các tuyến
đường chính yếu sau đây:
 
-
Đường Hồ Chí Minh - ''“con đường huyền thoại”'' chạy qua Tân Kỳ có chiều dài 38 km cho phép
đi từ thị trấn Lạt ra thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc một cách thuận lợi.
Nếu đi theo hướng, người
ta có thể dễ dàng đi từ km 0 ở thị trấn Tân Kỳ vào hầu hết các tỉnh phía.
 
-
Đường tỉnh lộ 545 nối Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn, đoạn chạy qua địa phận Tân
Kỳ dài 28 km, nối liền với quốc lộ 7 với quốc lộ 48. Tân Kỳ ngày nay, đi từ km
0 về Đô Lương, sau đó có thể ngược lên Anh Sơn, Con Cuông,... theo đường quốc
lộ 7; hoặc từ đó theo quốc lộ 7 về Diễn Châu đi vào Vinh với chiều dài khoảng
100 km. Người ta cũng có thể đi từ Km 0 về Đô Lương, sau đó đi về Nam Đàn, Hưng
Nguyên, Vinh, qua dốc Truông Bồn huyền thoại với tinh thần quả cảm của 13 nữ thanh
niên xung phong đã anh dũng ngã xuống trước bom đạn kẻ thù và cả hàng ngàn
thanh niên xung phong anh dũng bám đường, thông xe trên tuyến đường chiến lược
nối Tân Kỳ - Đô Lương - Nam Đàn - Đức Thọ - Can Lộc,… trong suốt thời kỳ chống
Mỹ cứu nước.
 
-
Đường liên xã nối từ huyện lỵ Tân Kỳ đi các xã trên địa bàn, và từ các xã trong
vùng, có 11 tuyến, với tổng chiều dài gần 200 km, phần lớn đã được rải nhựa,
hoặc bê tông, có [[chiều rộng]] từ 4 - 8m đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giao
lưu văn hóa, phục vụ sản xuất và khá thuận lợi cho các phương tiện cơ giới
chuyên chở hàng hóa, vật liệu xây dựng,… Các tuyến đường này còn đóng vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo quốc phòng an ninh.
 
          Với
phương châm “''nhà nước và nhân dân cùng''
làm''”, trong khoảng 20 năm qua, các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địa''
bàn huyện được mở rộng từ 4,5m - 6m, nhiều tuyến đường được bê tông hóa không
chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa phát triển mà còn làm thay đổi diện mạo
nông thôn ở Tân Kỳ. Trong đó, tuyến đường từ thị trấn Lạt lên Cừa, đi vào các
xã vùng cao của huyện thực sự là một huyết mạch giao thông quan trọng.
 
     Hình ảnh những con đường nhỏ hẹp len lỏi
giữa những cánh rừng hay những lối mòn nhỏ, chạy men theo bờ sông Con, men theo
sườn núi, bờ ruộng nối xã này, xã khác, làng này sang làng khác của 30 - 40 năm
trước đã lùi xa, nếu có, chỉ còn lại trong ký ức của những người cao tuổi. Hệ
thống giao thông đường bộ đã và đang đóng vai trò thúc đẩy đời sống kinh tế,
văn hóa ở Tân Kỳ phát triển và xóa đi hình ảnh một Tân Kỳ xa xôi, hẻo lánh với
bao vất vả, gian truân trước đây trong ký ức của những người từng đặt chân đến
vùng đất này cách đây 30 - 40 năm, tạo nên một dáng vóc mới cho huyện miền núi
Tân Kỳ trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
 
== Di tích ==
Theo
kết quả khảo sát, quy hoạch và xếp loại của ngành Văn hóa thông tin, hiện tại
Tân Kỳ có 17 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Trong đó, có 01 di tích cấp
quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh và 15 di tích cấp huyện
 
So
với một số huyện, thành khác trong tỉnh thì số lượng di tích lịch sử văn hóa,
danh thắng ở Tân Kỳ hết sức khiêm tốn. Đình làng Sen nay thuộc xã Nghĩa Đồng,
có giá trị lịch sử, văn hóa lớn khi nghiên cứu về đời sống của nhân dân làng xã
ở Tân Kỳ trước đây. Sự xuất hiện của đình làng Sen cho biết ít nhiều về mối
liên hệ giữa các làng xã ở Tân Kỳ với các làng xã ở Quỳnh Lưu, Yên  Thành, Đô Lương,… mà các nhà nghiên cứu vẫn
thường gọi là văn hóa làng xã ở một huyện miền núi. Đáng tiếc, cho đến nay, việc
nghiên cứu về những giá trị văn hóa truyền thống của cư dân làng xã ở Tân Kỳ
đang hết sức khiêm tốn, cần có sự vào cuộc của nhiều nhà nghiên cứu sử học, dân
tộc học, khảo cổ học, xã hội học, văn hóa dân gian,… để phục dựng lại bức tranh
làng xã ở vùng đất này.
 
Cùng
với thời gian huyền thoại về tuyến [[đường Trường Sơn]] ([[đường Hồ Chí Minh]] ngày
nay) đang thực sự trở thành một đề tài nghiên cứu hấp dẫn đối với nhiều nhà
nghiên cứu khoa học lịch sử. Đây cũng là một trong những nội dung có ý nghĩa
hết sức đặc biệt để giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống của cha
anh trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt, gian khổ, đầy hy sinh.
Cột mộc số 0 ở thị trấn Lạt đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia
và thực sự là một điểm đến đầy hấp dẫn, thú vị đối với du khách trong và ngoài
nước. Điểm mốc lịch sử này chính là sự khởi đầu cho một Tuor du lịch đầy thú vị
và hấp dẫn với các di tích: Cột mốc số  0
ở Tân Kỳ - dốc Truông Bồn với huyền thoại về các nữ thanh niên xung phong ở Đô
Lương - phà Nam Đàn -  Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh),v.v… Nếu biết phát huy Tuor du lịch này sẽ hội đủ 3 yếu tố: Du lịch
sinh thái - Du lịch lịch sử  văn hóa - Du
lịch tâm linh. Nếu mở ra hướng bắc có di tích khảo cổ nổi tiếng ở làng Vạc
(Nghĩa Đàn). Trên tuyến du lịch đó, du khách có thể hiểu thêm về thời kỳ văn
hóa Đông Sơn, ngắm nhìn núi non hùng vĩ, thơ mộng, nhớ về nơi khởi đầu cho một
tuyến đường huyền thoại, thắp hương tại đền thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang ở
Quả Sơn (Đô Lương) một trong bốn đền thờ thiêng nhất ở Nghệ Tĩnh, nghiêng mình
trước sự hy sinh của các thanh niên xung phong ở Truông Bồn, về Nam Đàn thăm
đền thờ vua Mai, nhà lưu niệm chí sĩ Phan Bội Châu và quê hương của Chủ tịch Hồ
Chí Minh,v.v…
 
Dọc
theo tuyến đường Hồ Chí Minh, nếu lấy cột mộc số 0 ở thị trấn Lạt đi về phía
Bắc đến tận thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác ở phía Bắc, có thể thiết kế
nhiều Tuor du lịch hấp dẫn, thú vị với mọi tầng lớp, lứa tuổi. Các Tuor du lịch
từ cột mốc số 0 đi về hướng
cũng hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều điều thú vị.
 
Khu
vực Lèn Rỏi, Lèn Chùa,… đến Tiên Kỳ, Tân Xuân, Giai Xuân,… núi non trùng trùng
điệp điệp, có nhiều hang động kỳ thú, nhiều di chỉ khảo cổ học, di tích lịch sử
văn hóa gắn liền với quá khứ dựng nước và giữ nước của cha ông từ thời  Lý - Trần, hay dấu tích những năm tháng mới
chuyển vào hoạt động trên đất Nghệ An của nghĩa quân Lam Sơn,v.v… hoặc các làn
điệu dân ca của đồng bào Thái như: hát Khắp, hát Lăm, hát Nhuôn,… hát nhà Tơ,
hát tập Tềnh, tập Tàng,… của đồng bào Thổ, hát ví dặm, hát giao duyên của người
Kinh,… với nhiều điều thú vị, hấp dẫn cả về nguồn tài nguyên thiên nhiên và các
giá trị văn hóa, văn minh mà ông cha từ ngàn xưa tạo nên sẽ mang lại nhiều sự
đam mê, khám phá và làm hài lòng du khách.
 
Vấn
đề đặt ra với ngành du lịch Nghệ An nói chung là trong suốt một thời gian khá
dài, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhận thức về các giá trị văn
hóa, văn minh ở dạng vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh còn chưa toàn
diện. Người ta mới chú ý đầu tư khai thác du lịch biển ở Cửa Lò, Diễn Châu,
Quỳnh Lưu, kết hợp với một số di tích lịch sử văn hóa ở khu vực lân cận mà quên
rằng vị thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên rừng, núi, các danh thắng, di chỉ
khảo cổ,v.v… đến các bản làng, các tập quán, phong tục, nếp sống văn hóa vật chất
và tinh thần của đồng bào các dân tộc ít người ở khu vực miền núi phía tây cũng
là một nguồn tài nguyên đầy tiềm năng để phát triển du lịch. Nhưng để phát
triển du lịch theo hướng bền vững và ổn định lâu dài trên địa bàn toàn tỉnh nói
chung, Tân Kỳ nói riêng cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ điều
tra, quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng triển khai đề án, mở rộng và
nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết kế các Tour du lịch, loại hình
du lịch, v.v…
 
 Trong bức tranh chung của ngành du lịch Nghệ
An, du lịch Tân Kỳ vẫn ở dạng tiềm năng và triển vọng là chủ yếu, chưa trở
thành một ngành kinh tế độc lập mang lại nhiều lợi ích như một số địa phương
khác. Nếu chỉ đổ lỗi cho các di tích lịch sử văn hóa quá ít trên địa bàn huyện
thì không đúng và khó có thể khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng,
phong phú ở các xã vào mục tiêu phát triển du lịch. Tân Kỳ có thể phát triển du
lịch sinh thái, du lịch lịch sử kết hợp với du lịch tâm linh và không tách Tân
Kỳ ra khỏi một vùng không gian đầy tiềm năng ở miền tây Nghệ An để phát triển
du lịch trước mắt cũng như lâu dài. Mà phải đặt Tân Kỳ trong một không gian văn
hóa rộng lớn vừa có đủ yếu tố văn hóa núi vừa có yếu tố văn hóa đồng bằng, đó
là chưa kể sự đa dạng trong sắc thái văn hóa bản địa của từng vùng miền trong
huyện.
 
Cần
phải thức dậy những tiềm năng do nguồn tài nguyên vị thế, tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên nhân văn đầy triển vọng đó để trong một tương lai gần du lịch
ở các huyện miền tây Nghệ An nói chung và Tân Kỳ nói riêng phát triển và thực
sự trở thành một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế văn hóa xã
hội cho quê hương.
 
==Tham khảo==