Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n clean up
Dòng 20:
Đây là thời kỳ triết học Trung Hoa phát triển mạnh nhất, tạo ra những triết thuyết làm nền tảng cho toàn bộ nền triết học này. Sự phát triển của triết học Trung Hoa ở các thời kỳ sau là sự phát triển những học thuyết triết học được sinh ra ở thời kỳ này. Nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Trong tư tưởng triết học Trung Hoa cổ, trung đại, tư tưởng triết học liên quan đến con người như triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử... phát triển còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt. Các triết gia Trung Hoa đều tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức, xem việc thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội. Triết học nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, giữa các giai cấp và các cá nhân trong xã hội; sự hài hoà, thống nhất giữa các mặt đối lập; coi trọng tính đồng nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các khái niệm, coi việc điều hoà các mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết các vấn đề.
 
Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy triết học cổ, trung đại Trung Hoa là nhận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi vậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng. Phương thức tư duy trực giác đặc biệt [[chủ nghĩa duy tâm|coi trọng tác dụng của cái tâm]], coi tâm là gốc rễ của nhận thức, "lấy tâm để bao quát vật". Triết học Trung Quốc cũng rất chú trọng đến vấn đề bản tính con người. Từ quan điểm về bản tính con người, các triết gia đi đến các phương pháp cai trị xã hội khác nhau<ref>[http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Dong/Van-de-ban-tinh-con-nguoi-trong-triet-hoc-Trung-Quoc-co-dai-413.html Vấn đề bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20191210073020/http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Dong/Van-de-ban-tinh-con-nguoi-trong-triet-hoc-Trung-Quoc-co-dai-413.html |date =2019-12- ngày 10 tháng 12 năm 2019}}, Doãn Chính & Phạm Đình Đạt, Tạp chí Triết học, số 6 (193), tháng 6 - 2007</ref>.
 
==Tham khảo==
Dòng 29:
{{Chủ đề Trung Quốc}}
{{Kiểm soát tính nhất quán}}
 
[[Thể loại:Tư tưởng Trung Quốc| ]]
[[Thể loại:Văn hóa Trung Hoa]]