Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân phục Quân đội nhân dân Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 55:
Chiến sĩ: áo sơ-mi tay dài, cổ đứng, hai túi ngực có nắp, vai đệm thêm vải và may 32 đường chỉ cho bền, thắt lưng vải ra ngoài, quần Âu, mũ cối, giầy vải đế cao su, tất cả mầu xanh lá. Mặc áo sơ-mi thường phải sơ vin trong quần.
 
Cán bộ trung cấp: như chiến sĩ, nhưng áo có bốn túi trong, nắp ngoài, không có đệm vai, không thắt lưng ra ngoài áo. Cán bộ cao cấp: như cán bộ trung cấp, nhưng dùng loại vải tốt hơn (như ga-ba-đin). Quân hiệu bằng đồng hình tròn, đường kính 3 cm30mm, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng nổi. Vành quân hiệu màu vàng.
 
===Năm 1958===
Bắt đầu có trang phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Lục quân, Không quân, Hải quân.
 
* Lục quân: Trang phục như kiểu 1954. Quân hiệu hình tròn, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng nổi. Phía dưới có hình nửa bánh xerăng, và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao. Vành ngoài màu vàng.
 
* Không quân: Áo chít gấu, hai túi ngực có nắp, quần mầu xanh lam, đi bốt cao hoặc giầy da, đội mũ bay. Quân hiệu hình tròn, nền xanh da trời, ở giữa là ngôi sao vàng nổi đè lên hình đôi cánh chim bạc. Phía dưới có hình nửa bánh xerăng, và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao. Vành ngoài màu vàng.
 
* Hải quân: Áo sơ mi trắng, vải dày, cổ chui, cổ áo liền yếm, ngoài ra còn có một yếm trắng đệm trong cổ áo phía trước với 5 đường kẻ mầu tím than tượng trưng cho sóng nước. Quần mầu tím than. Mũ vải trắng có vành da mầu xanh nước biển thêu dòng chữ ''Hải quân Việt Nam'' mầu vàng, và hai dải vải mầu xanh nước biển buông về phía sau. Quân hiệu hình tròn, nền tím than, ở giữa là ngôi sao vàng nổi đè lên hình mỏ neo đỏ. Phía dưới có hình nửa bánh xerăng, và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao. Vành ngoài màu vàng. Cấp hiệu của các quân chủng đều nền màu vàng, viền chung quanh theo màu nền của từng loại quân hiệu. Cấp hiệu đeo ở cầu vai. Phù hiệu, nền theo màu của từng quân chủng, có các hình tượng trưng theo từng loại binh chủng. Phù hiệu đeo ở ve áo.
 
Cấp hiệu của các quân chủng đều nền màu vàng, viền chung quanh theo màu nền của từng loại quân hiệu. Cấp hiệu đeo ở cầu vai. Phù hiệu, nền theo màu của từng quân chủng, có các hình tượng trưng theo từng loại binh chủng. Phù hiệu đeo ở ve áo.
Hình ảnh anh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp được tô đậm nét cùng với tấm [[áo trấn thủ]] điển hình thì chiếc mũ tai bèo thời gian chống Mỹ cứu nước ở miền Nam lại là tượng trưng cho chiến sĩ [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Giải phóng quân]] kiên cường dũng cảm. Chiến sĩ Giải phóng quân mặc áo sơ mi, quần Âu vải xanh lá, đi giầy vải, đội mũ tai bèo. Mũ tai bèo là một loại mũ vải màu xanh lá, vành mũ tròn và mềm giống như cánh bèo. Chiến sĩ Giải phóng quân còn thường khoác một mảnh vải dù hoa để ngụy trang. Quân hiệu hình tròn, nền nửa trên đỏ nửa dưới màu xanh da trời, ở giữa là ngôi sao vàng nổi. Phía dưới có hình nửa bánh xe, và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao. Vành ngoài màu vàng.
 
Hình ảnh anh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp được tô đậm nét cùng với tấm [[áo trấn thủ]] điển hình thì chiếc mũ tai bèo thời gian chống Mỹ cứu nước ở miền Nam lại là tượng trưng cho chiến sĩ [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Giải phóng quân]] kiên cường dũng cảm. Chiến sĩ Giải phóng quân mặc áo sơ mi, quần Âu vải xanh lá, đi giầy vải, đội mũ tai bèo. Mũ tai bèo là một loại mũ vải màu xanh lá, vành mũ tròn và mềm giống như cánh bèo. Chiến sĩ Giải phóng quân còn thường khoác một mảnh vải dù hoa để ngụy trang. Quân hiệu hình tròn, nền nửa trên đỏ nửa dưới màu xanh da trời, ở giữa là ngôi sao vàng nổi. Phía dưới có hình nửa bánh xerăng, và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao. Vành ngoài màu vàng.
 
Ngoài những bộ trang phục thường dùng, ngành quân trang còn nghiên cứu sáng tạo ra nhiều bộ quần áo mới để góp phần giải quyết những vấn đề về quân sự trong cuộc đụng độ với một kẻ thù có một tiềm lực to lớn, có những phương tiện vũ khí hiện đại đặc biệt. Tuy đây không phải là trang phục chính quy nhưng những trang phục này có ý nghĩa lịch sử, góp phần vào những chiến công oanh liệt vang dội hoàn cầu. Đó là những quân trang nghiệp vụ.
Hàng 72 ⟶ 74:
Bộ quần áo bay của [[phi công]] lái máy bay do ngành quân trang Việt Nam sản xuất, được mặc ra ngoài bộ quần áo cao áp, được may theo qui cách riêng, phù hợp với đặc tính chiến đấu của quân đội Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi sử dụng những thiết bị mang theo người gọn nhẹ: quần 6 túi, áo 10 túi, kiểu may mang những nét dân tộc để khi nhảy dù không lẫn với phi công của địch. Áo phao cho các chiến sĩ đặc công thủy: May theo kiểu áo cộc tay, hai lần vải, ở giữa chứa hạt xốp có tác dụng làm nổi người, nhất là đối với những trường hợp chiến sĩ đuối sức, hay bị ngất đi trong khi làm nhiệm vụ dưới nước. Áo giáp: trên cơ sở áo trấn thủ hai lượt vải, giữa áo giáp có đặt các miếng kim loại hoặc buộc ở ngoài áo nhiều miếng kim loại xếp chồng lên nhau như vẩy tê tê hay mái ngói, có tác dụng chống mảnh đạn hay bom bi của địch. Áo giáp ngắn cho chiến sĩ lái xe ô tô. Áo giáp dài cho chiến sĩ đứng ở điểm chốt đếm bom rơi hay báo động. Áo này nặng đến 27kg. Sau khi thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại, trang phục quân đội được nghiên cứu kỹ càng, chu đáo hơn. Ngoài chức năng thực dụng, phù hợp với tính chiến đấu cao, phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, phù hợp với khả năng kinh tế trước mắt, còn đồng thời quan tâm nhiều đến yếu tố thẩm mỹ.
 
=== Năm 1982 ===
Trang phục được quy định để áp dụng thống nhất trong toàn quân (gọi là quân phục K82). Quân phục K82 có kiểu để mặc trong mùa hè, mùa thu, có kiểu để mặc trong mùa đông, mùa xuân, có kiểu dùng cho sĩ quan, chuẩn úy, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên nam và nữ, có kiểu của bộ đội Hải quân, có kiểu dùng cho lực lượng làm nhiệm vụ riêng biệt. Khi làm việc, học tập, hội họp bình thường ở trong nước, sĩ quan chuẩn úy, quân nhân chuyên nghiệp và nữ, mùa hè, mùa thu nam mặc áo chít gấu, dài tay, cổ đứng, hoặc áo chít gấu, ngắn tay, cổ bẻ. Nữ mặc áo dài tay cổ đứng hoặc áo dài tay cổ bẻ không có áo ngắn tay. Cả hai loại đều có 2 túi ngực may ngoài, nắp túi lượn. Mặc quần dài. Đeo quân hàm kết hợp. Đi giầy hoặc đi dép, khi cần thiết có thể đi ủng. Đội mũ cứng hoặc mũ mềm. Về quần, nói chung là một kiểu thống nhất. Về chất liệu, tùy theo cấp bậc, có những loại vải khác nhau. Về qui cách mặc, về trường hợp sử dụng như khi làm việc, khi hội họp, khi dự lễ, khi đi nước ngoài... đều được quy định. Đi công tác, học tập, hội họp, công tác ở nước ngoài, sĩ quan hoặc chuẩn úy kể cả quân nhân chuyên nghiệp và nữ, mặc quân phục K82.
 
Mùa đông, mùa xuân, mặc quân phục K82 đồng bộ cùng một loại vải, theo màu của từng quân chủng. Áo sơ mi trong cổ đứng, màu quân phục (không mặc màu khác). Đeo cà vạt màu rêu thẫm. Áo ngoài cổ bẻ, có 4 túi nổi, nắp lượn. Quần như kiểu mùa hè. Đeo quân hàm kết hợp. Đội mũ mềm hoặc mũ cứng, ở vùng rét nhiều có thể đội mũ bông. Đi giầy. Lúc rét, có thể mặc áo khoác dài K82, chỉ đeo quân hàm kết hợp. Khi mặc áo khoác, áo mưa có dây thắt bên ngoài, phải thắt và cài ngay ngắn về phía trước. Đối với nữ, (gồm tất cả các quân chủng), mặc quân phục K82 của nữ. Áo hai túi ngực có nắp lượn, chiết ly eo, gấu áo to, tay áo măng sét, cài khuy.