Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiện Thiện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
n clean up
 
Dòng 9:
Năm [[77 TCN]], sứ thần Trung Quốc là [[Phó Giới Tử]] (傅介子) giết chết vua Lâu Lan là An Quy (安歸). Vương quốc này sau đó trở thành một [[Chính phủ bù nhìn|nước bù nhìn]] của [[nhà Hán]] và được đổi tên thành Thiện Thiện, với vị vua được nhà Hán dựng lên là Úy Đồ Kỳ (尉屠耆).<ref name="Hulsewé 1979, p. 89">Hulsewé (1979), p. 89-91.</ref> Vị vua mới được lập đề nghị nhà Hán cử quân đóng tại Y Tuần (伊循), do lo sợ sự trả thù từ phía các con của vị vua bị ám sát. Quân đội nhà Hán vì thế đã chiếm đóng khu vực này.<ref>Hulsewé 1979, p. 91-92</ref>
 
Vương quốc Thiện Thiện bao gồm một thành Lâu Lan chiến lược có tường bao bọc gần góc tây bắc của Lop Nur, gần đó là dòng chảy của [[sông Tarim]] vào Lop Nur. Di chỉ Lâu Lan bao phủ 10,8 ha (26,8 mẫu Anh) với một tượng Phật cao khoảng 10 mét (33 &nbsp;ft), một số ngôi nhà và mương máng thủy lợi.<ref name="Hill 2009, p. 88">Hill (2009), p. 88.</ref>
 
Do có vị trí nằm trên tuyến đường chính từ [[Trung Nguyên]] sang [[Tây Vực]], kiểm soát cả tuyến đường phía nam giữa [[Đôn Hoàng]] và [[Hotan|Khotan]], là tuyến đường chính của [[Con đường tơ lụa]] từ Đôn Hoàng tới [[Korla]] [[Quy Từ|Kucha]] và [[Kashgar]] vào thời [[nhà Hán|Tây Hán]] và [[nhà Hán|Đông Hán]] nên nhà Hán và [[Hung Nô]] thường xuyên xung đột với nhau để kiểm soát vương quốc. ''[[Hán thư]]'' thuật lại: "nó nằm gần với Hán và phải đối mặt với các đống đất Bạch Long. Người dân địa phương thiếu nước và đồng cỏ, và thường phải đi xa để lấy nước. Ngoài ra, vương quốc thường xuyên bị cướp phá, bị trách phạt hoặc bị tàn phá bởi các viên quan hay binh lính và nhận thấy đất nước không có lợi khi giữ tiếp xúc với Hán. Về sau nhà nước này lại tiến hành do thám cho [[Hung Nô]], thường chặn và giết chết các sứ thần Hán."<ref name="Hulsewé 1979, p. 89"/> Hung Nô nhiều lần giao tranh với người Hán để kiểm soát khu vực cho đến khi bước vào thế kỷ 2,<ref>Hill (2015), Vol I, p. 3 and nn.</ref> và được [[Ngụy lược]] (魏略) thuật lại là một vương quốc độc lập.<ref>[http://depts.washington.edu/silkroad/texts/weilue/weilue.html Draft annotated translation of the ''Weilüe''] by John Hill.</ref>
 
Theo sử sách, vào giai đoạn khoảng năm 25 Thiện Thiện liên minh với Hung Nô. Năm 73, tướng Hán là [[Ban Siêu]] tới Thiện Thiện với một đội quân nhỏ 36 người, được Thiện Thiện vương tên là Quang tiếp đón trang trọng nhưng ngày hôm sau lại đột nhiên lãnh đạm do một đoàn sứ thần của Hung Nô vừa tới. Ban Siêu triệu tập binh sĩ cùng nhau uống rượu và nói với họ "''bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử''" (不入虎穴,焉得虎子 = "chẳng vào hang hổ, sao bắt được hổ con"); nhân ban đêm tập kích, phóng hóa, chém giết toàn bộ đoàn sứ thần Hung Nô trên 100 người để dâng đầu của đoàn sứ thần này cho Thiện Thiện vương, làm cho ông ta phải cam kết thần phục nhà Hán.<ref>{{citechú bookthích sách |url=https://books.google.com/books?id=49OvCQAAQBAJ&pg=PA5#v=onepage&q&f=false |title=A Biographical Dictionary of Later Han to the Three Kingdoms (23-220 AD) |author=Rafe de Crespigny |date= ngày 14 Maytháng 5 năm 2014|publisher= Brill Academic Publishers|isbn= 9789047411840 |pages=4&ndash;5}}</ref>
 
Một đội quân đồn trú gồm 1.000 lính được nhà Hán lập ra tại Lâu Lan vào năm 260. Nơi này bị bỏ hoang vào năm 330 do thiếu nước khi nguồn nước cung cấp nước chính là [[sông Tarim]] đổi dòng, quân đồn trú buộc phải di chuyển 50&nbsp;km về phía nam để đến Hải Đầu (海頭). Thành Doanh Bàn (营盘) ở phía tây bắc vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của người Hán cho đến thời [[nhà Đường]].<ref>Baumer (2000), pp. 125-126, 135-136.</ref>
Dòng 43:
==Liên kết ngoài==
* [http://depts.washington.edu/uwch/silkroad/ Silk Road Seattle] (The Silk Road Seattle website contains many useful resources including a number of full-text historical works)
*[http://www.sgi-usa.org/buddhism/library/sgdb/lexicon.cgi?tid=2336 Soka Gakkai Dictionary of Buddhism: Lou-lan] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20050312144713/http://www.sgi-usa.org/buddhism/library/sgdb/lexicon.cgi?tid=2336 |date =2005-03- ngày 12 tháng 3 năm 2005}}
*Downloadable article: "Evidence that a West-East admixed population lived in the Tarim Basin as early as the early Bronze Age" Li et al. ''BMC Biology'' 2010, 8:15. [http://www.biomedcentral.com/content/pdf/1741-7007-8-15.pdf]