Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Ngọc Cẩn (đại tá)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đây là một tỉnh trưởng thì không có gì là không nỗi bật. Hơn nữa ông là tỉnh trưởng cuối cùng bị bắt khi chiến đấu vào ngày 1 tháng 5 sau khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4
Thẻ: Lùi lại thủ công
clean up, general fixes using AWB
Dòng 62:
}}
 
'''Hồ Ngọc Cẩn''' (1938 – 1975), nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]], cấp bậc [[Đại tá]]. Ông xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và tốt nghiệp khóa Sĩ quan Hiện dịch Đặc biệt tại Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang vào đầu thập niên 60, và là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng một tỉnh thuộc Quân khu 4 vào giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam.
 
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù có lệnh của Tổng thống [[Dương Văn Minh]] ra lệnh từ [[Sài Gòn]] kêu gọi buông súng, ông vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] vào tiếp quản. Hết đạn, ông bị bắt giam. Ngày 14 tháng 8 năm 1975, ông bị Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tử hình bằng cách [[xử bắn]] tại Sân vận động Cần Thơ.
 
==Tiếu sử và Binh nghiệp==
Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938 tại xã Vĩnh Thanh Vân, Rạch giá, Kiên Giang, miền tây Nam phần Việt Nam. Thân phụ ông là một hạ sĩ quan trong [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]].
 
Năm 1945, ông bắt đầu đi học Tiểu học thì [[chiến tranh Đông Dương|Chiến tranh Pháp-Việt Minh]] bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn một thời gian ngắn. Đến năm 1947 ông mới tiếp tục đi học trở lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp.
 
Năm 1951, thân phụ nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu sinh quân Gia Định thuộc [[Quân đoàn III (Việt Nam Cộng hòa)|Đệ nhất quân khu]]<ref>Đệ nhất Quân khu được [[Quốc gia Việt Nam]] do cựu Hoàng đế [[Bảo Đại]] làm Quốc trưởng, thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1952 tại Sài Gòn. Ngày 1 tháng 3 năm 1959 cải danh thành Quân đoàn III và Vùng 3 chiến thuật, đặt Bộ Tư lệnh tại Biên Hòa.</ref> ở [[Gia Định]]. Ông được thu nhận vào lớp nhất (lớp 5 hiện nay) niên khóa 1951-1952 và thi đậu Tiểu học vào cuối niên học. Ông tiếp tục học lên hệ Trung học theo giáo trình Pháp, song song với chương trình Phổ thông ông cũng được đào tào căn bản về lĩnh vực quân sự. Cuối năm 1952, trường sở chuyển từ Gia Định về [[Mỹ Tho]]. Ông tiếp tục theo học ở đây cho đến hết niên học đệ tứ (lớp 8 hiện nay).
Dòng 85:
 
Đầu năm 1966, ông rời khỏi đơn vị Biệt động quân, nhận sự vụ lệnh chuyển sang Sư đoàn Bộ binh ông được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, thuộc Trung đoàn 33 của [[Sư đoàn 21 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 21 Bộ binh]].
*''Vào thời điểm (1962-1966), tại chiến trường khu vực miền Tây Nam phần có 5 vị Tiểu đoàn trưởng can đảm, lập nhiều chiến công hiển hách. Khi chạm địch, họ điều quân chiếm mục tiêu nhanh chóng. Khi dừng quân, họ hòa mình vui sống với chiến sĩ và đồng bào. Do đó, quân dân miền Tây đã vinh danh họ với 4 chữ "Ngũ Hổ Miền Tây". Sự kiện này không những đã lan truyền trên khắp cả Vùng 4 chiến thuật mà quân dân toàn miền Nam đều nghe và biết đến họ:<br>-Năm vị Tiểu đoàn trưởng có tên như sau:''<br>1/ [[Hồ Ngọc Cẩn (đại tá)|Hồ Ngọc Cẩn]] (Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 42 Biệt động quân. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 Bộ binh).<br>2/ [[Lê Văn Hưng (tướng Việt Nam Cộng hòa)|Lê Văn Hưng]] (Đại úy Tiểu đoàn phó (1964), rồi Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng (1965) Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 31, Sư đoàn 21 Bộ binh.<br>3/ [[Lưu Trọng Kiệt (Trung tá, Quân lực VNCH)|Lưu Trong Kiệt]]<ref>Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt sinh năm 1939 tại Vĩnh Long, tốt nghiệp khóa 7 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Năm 1968, tử trận tại chiến trường miền Tây, được truy thăng Trung tá và truy tặng Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu. Hưởng dương 29 tuổi.</ref> (Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 Biệt động quân).<br>4/ [[Nguyễn Văn Huy (Đại tá, Quân lực VNCH)|Nguyễn Văn Huy]]<ref>Thiếu tá Nguyễn Văn Huy sinh năm 1938 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Kiến Tường (1973-1975).</ref> (Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 Biệt động quân).<br>5/ [[Vương Văn Trổ (Đại tá, Quân lực VNCH)|Vương Văn Trổ]]<ref>Đại uý Vương Văn Trổ sinh năm 1939 tại Long Xuyên, tốt nghiệp khóa 10 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau cùng là Trung tá Tỉnh trưởng, Tiểu khu trưởng tỉnh Kiên Giang kiêm Thị trưởng Thị xã Rạch Giá (1974-1975). Hạ tuần tháng 4 năm 1975 đã có quyết định thăng cấp Đại tá, nhưng chưa nhận được quyết định thì xảy ra biến cố 30/4/1975.</ref> (Đại úy Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 Bộ binh).
 
Nhờ có nhiều công lao trong [[Sự kiện Tết Mậu Thân|Mặt trận tết Mậu Thân]] tại khu vực đơn vị trấn đóng, nên ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968 ông được thăng cấp [[Thiếu tá]] tại nhiệm.
Dòng 94:
Ngày 1 tháng 5 năm 1975, không tuân lệnh của [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa]] [[Dương Văn Minh]] ra lệnh từ [[Sài Gòn]] kêu gọi buông súng đầu hàng, ông vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị trực thuộc chiến đấu đến cùng chống lại lực lượng [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] vào tiếp quản Tiểu khu. Hết đạn, ông bị quân Giải phóng bắt tại mặt trận. Sau đó, ông bị Chính quyền biệt giam tại nhà tù Cần thơ 3 tháng rưỡi.
 
Ngày 14 tháng 8 năm 1975, Chính quyền Cách mạng tuyên án tử hình ông và đưa ông ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ.<ref>Trước khi bị xử bắn, Đại tá [[Hồ Ngọc Cẩn (đại tá)|Hồ Ngọc Cẩn]] khẳng khái nói to:<br>-''"Tôi nhận chết, nhưng có lời yêu cầu cuối cùng. Khi tôi chết cho tôi nhận lá Quốc kỳ Quốc gia của tôi, xin được phủ lên nắp quan tài khi tôi nằm xuống"''.<br>Rồi ông hô to:<br>-''"Việt Nam Cộng hòa muôn năm".<br>- "Đả đảo Cộng sản"''.</ref> Ông mất khi mới 37 tuổi.
 
==Huy chương==
-Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng<ref>Đại tá [[Hồ Ngọc Cẩn (đại tá)|Hồ Ngọc Cẩn]] được tặng thưởng Huân chương Bảo quốc đệ tứ đẳng khi còn mang cấp Thiếu tá.</ref><br>-Hai mươi lăm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu<br>-Ba Chiến thương Bội tinh<br>-Hai Huy chương Hoa Kỳ.
 
==Gia đình==
Dòng 108:
*Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). ''Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa''. Trang 387
 
[[Thể loại: Sinh 1938]]
[[Thể loại: Mất 1975]]
[[Thể loại: Người Kiên Giang]]
[[Thể loại: Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]
[[Thể loại: Tín hữu Công giáo Việt Nam]]