Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần trong Do Thái giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
{{quote|Thiên Chúa, nguồn gốc của vạn vật, là một. Một ở đây không phải một chuỗi, cũng không phải một loài, hay giống một vật được cấu thành bởi nhiều yếu tố, hay một vật đơn giản đơn nhất tuyệt nhiên không thể phân chia. Thiên Chúa là một hợp thể không giống bất kỳ hợp thể nào khác. (Maimonides, ''13 nguyên tắc đức tin'', Nguyên tắc thứ hai)<ref>[[Maimonides]], [[Maimonides#13 nguyên tắc đức tin|13 nguyên tắc đức tin]], Nguyên tắc thứ hai</ref>}}
 
Bởi vì, theo quan niệm thần bí, mọi sự tồn tại khởi nguồn từ Thiên Chúa, Thiên Chúa tồn tại không phụ thuộc vào bất kỳ thứ gì, một vài nhà [[Hakham|hiền triết Do Thái]] coi Thiên Chúa giao hòa với vũ trụ, đó được cho là sự hiển linh của Thiên Chúa. Dựa theo lối phán đoán thần học này, Do Thái giáo có thể được nhìn nhận là tương thích với [[thuyết bán phiếm thần]],{{citation needed|date=Marchtháng 3 năm 2016}} trong khi luôn luôn khẳng định thuyết độc thần đích thực.
 
Truyền thống [[Kabbalah]] cho rằng thần thánh bao gồm mười ''[[sefirot]]'' (thuộc tính hay [[Thuyết khởi nguyên|khởi nguyên]]). Đây có thể là một tuyến của Do Thái giáo đi ngược lại cam kết độc thần triệt để, nhưng những người Kabbalah luôn nhất nhất nhấn mạnh rằng truyền thống của họ là hoàn toàn độc thần.<ref name="ww">{{chú thích web |author=Wainwright, William |title=Monotheism, The Stanford Encyclopedia of Philosophy |edition=Fall 2013 |editor=Edward N. Zalta |url=http://plato.stanford.edu/archives/fall2013/entries/monotheism/}}</ref>
Dòng 39:
 
==Các thuộc tính được quy cho Thiên Chúa==
Trong những lý giải hiện đại về Do Thái giáo truyền thống, Thiên Chúa được cho là [[Đấng Sáng tạo|đấng sáng tạo vũ trụ]] [[vĩnh cửu]], [[toàn năng]] và [[toàn tri]], và là nguồn gốc của [[đạo đức]].{{Citation needed|date=Decembertháng 12 năm 2015}} Thiên chúa có quyền năng để can thiệp vào thế giới. Maimonides mô tả Thiên Chúa: "Cội rễ của mọi nền tảng và cột trụ của trí tuệ là hiểu biết được rằng có một Đấng Sơ khởi tạo ra mọi sự tồn tại. Tất cả sinh linh của thiên đàng, mặt đất, và những gì giữa chúng tồn tại chỉ từ sự hiện diện của Ngài." <ref>[[Mishneh Torah]], sách HaMadda', phần Yesodei ha-Torah, chương 1:1 ([http://www.chabad.org/library/article_cdo/aid/6756/jewish/Perek-1.htm original Hebrew]/[http://www.chabad.org/library/article_cdo/aid/904960/jewish/Chapter-One.htm English translation])</ref>
 
Người Do Thái thường mô tả Thiên Chúa toàn tri,<ref name="ajcarchives.org">[http://www.ajcarchives.org/ajc_data/files/913.pdf "Jewish Beliefs about God" in ''C/JEEP Curriculum Guide'' American Jewish Committee]</ref> dù một số triết gia Do Thái trung cổ nổi bật cho rằng Thiên Chúa không thể biết trước hoàn toàn hành động của con người. [[Gersonides]] tranh luận rằng Thiên Chúa biết được những lựa chọn mở ra với mỗi cá nhân, nhưng Thiên Chúa không biết mỗi cá nhân sẽ chọn gì.<ref>{{chú thích sách|first=Louis |last=Jacobs |authorlink=Louis Jacobs |title=God, Torah, Israel: traditionalism without fundamentalism |publisher=Hebrew Union College Press |location=[[Cincinnati]] |date=1990 |pages= |isbn=0-87820-052-5 |oclc=21039224}}{{Page needed|date=December 2015}}</ref> [[Abraham ibn Daud]] tin rằng Thiên Chúa không toàn tri hay toàn năng liên quan đến hành động của con người.<ref>{{chú thích sách|first=Julius |last=Guttmann |authorlink=Julius Guttmann |title=Philosophies of Judaism: The History of Jewish Philosophy from Biblical Times to Franz Rosenzweig |url=https://archive.org/details/philosophiesofju0000gutt |publisher=[[Henry Holt and Company|Holt, Rinehart and Winston]] |location=[[New York City]] |date=1964 |pages=[https://archive.org/details/philosophiesofju0000gutt/page/150 150]–151 |oclc=1497829}}</ref>
Dòng 62:
Người Do Thái tin rằng "Thiên Chúa có thể được trải nghiệm" nhưng "Thiên Chúa lại không thể được hiểu rõ," bởi "Thiên Chúa vô cùng khác con người" (như được chỉ ra trong lời đáp lại Moses của Thiên Chúa khi Moses hỏi danh xưng của Ngài: "[[Ta là Đấng Tự hữu Hằng hữu]]"). Các câu từ nhân hóa Thiên Chúa "được hiểu là cách nói hình tượng, nếu không sẽ không thể diễn đạt về Thiên Chúa".<ref name="EdwardKessler" />
 
Theo một số suy đoán trong Do Thái giáo truyền thống, hành động của con người không có khả năng ảnh hưởng, dù tích cực hay tiêu cực, đến Thiên Chúa.{{Citation needed|date=Octobertháng 10 năm 2015}} [[Sách Job]] trong [[Kinh Thánh Hebrew]] giảng: "Hãy quan sát những thiên đàng mà xem, và nhìn những bầu trời cao hơn ông trên kia. Nếu như ông phạm tội, ông làm gì được Người, và nếu như ông gia tăng tội ác, có hại được Người không? Nếu ông công chính, ông đem lại gì cho Người? Hoặc Người sẽ lấy được gì từ tay ông? Tội ác của ông chỉ hại đến loài người, lòng đạo của ông chỉ lợi cho phàm nhân." Tuy nhiên, một tập hợp các văn bản [[Kabbalah]] truyền thống mô tả các phép thần thông kiểm soát thượng giới, và các văn bản [[Kabbalah Thực hành]] ([[Tiếng Hebrew]]: קבלה מעשית‬) hướng dẫn sử dụng [[phép thuật trắng]].
 
Một quan niệm rằng Thiên Chúa cần con người đã được đề xuất bởi [[Abraham Joshua Heschel]]. Do Thiên Chúa kiếm tìm con người, Thiên Chúa có thể được tiếp cận và tồn tại qua thời gian và không gian đối với những ai truy cầu Ngài, từ đó cũng hình thành sức mạnh tâm linh của cá nhân. Khả năng tiếp cận này dẫn đến một Thiên Chúa hiện hữu, kết nối, gần gũi, thân mật, trăn trở và đau đớn với những gì xảy ra trong thế giới này.<ref>Abraham Joshua Heschel, ''God in Search of Man: A Philosophy of Judaism'' (New York: Farrar, Straus & Cudahy, 1955).</ref>