Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Không lực Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết: clean up, AlphamaEditor...
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
'''Không lực Việt Nam Cộng hòa''' ([[Tiếng Anh]]: ''Vietnam Air Force'', '''VNAF''') là lực lượng không quân của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]. Tiền thân là những phi cơ ném bom nhỏ và cũ do quân đội [[Liên hiệp Pháp]] chuyển giao cho [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] sau khi rút khỏi Việt Nam, sau đó dần được bổ sung cải tiến bằng những phi cơ tối tân, hiện đại do [[Hoa Kỳ]] cung cấp, trở nên ngày càng mạnh mẽ về số lượng cùng hỏa lực trên không. Không quân đã đóng vai trò quan trọng trong việc yểm trợ Bộ binh [[Việt Nam Cộng hòa]] trên mặt đất.
 
Không lực [[Việt Nam Cộng hòa]] được [[Hoa Kỳ]] cung cấp số lượng máy bay rất lớn, được xếp hạng sức mạnh thứ 4 trên thế giới và thứ 2 tại [[châu Á]] (chỉ đứng sau [[Hoa Kỳ|Mỹ]], [[Liên Xô]] và [[Trung Quốc]]) <ref>https://www.google.com.au/books/edition/Flying_Dragons/Wj3mPQAACAAJ?hl=en</ref> theo số lượng máy bay và binh sĩ. Một số nguồn cho rằng KLVNCH lớn thứ 6 trên thế giới (chỉ sau Liên Xô, Hoa Kỳ, Trung Quốc, [[Pháp]] và [[Tây Đức]] <ref>https://www.google.com.au/books/edition/Dept_of_the_Air_Force/lANEAQAAMAAJ?hl=en&gbpv=1&dq=South+Vietnamese+Air+Force+sixth+largest&pg=PA81&printsec=frontcover</ref>

Lúc cao điểm Không lực Việt Nam Cộng hòa có tới trên 2.300 máy bay và trực thăng các loại, tức là còn nhiều máy bay hơn không quân các cường quốc đương thời như [[Anh]], [[Pháp]], [[Đức]], [[Nhật Bản]]... Tuy nhiên khi so sánh với [[Không quân Hoa Kỳ]] thì Không lực Việt Nam Cộng hòa chỉ có [[Ném bom chiến thuật|Không quân chiến thuật]] để hỗ trợ tiền tuyến mà không có [[Ném bom chiến lược|Không quân chiến lược]] (cụ thể là pháo đài bay [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]]). Đồng thời lực lượng này bị [[Hoa Kỳ]] kiểm soát và khống chế việc chỉ huy các chiến dịch, khiến phi cơ chỉ có thể hoạt động giới hạn tại [[Nam Việt Nam]], không được phép thực hiện những phi vụ oanh tạc sâu trong lãnh thổ [[Miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc Việt Nam]] cũng như 2 nước láng giềng là [[Lào]] và [[Campuchia]]. Sau khi để mất các đảo trong [[Hải chiến Hoàng Sa 1974|Hải chiến Hoàng Sa]] về phía [[Trung Quốc]], [[Nguyễn Văn Thiệu]] đã lên kế hoạch huy động không lực Việt Nam Cộng hòa oanh tạc [[Quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] để chiếm lại nhưng sau đó bị hủy bỏ do phía Mỹ ngăn chặn. Trong [[Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]], cùng với sự sụp đổ của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]], lực lượng không quân cũng chính thức tan rã.
 
Trong số 2.750 máy bay và trực thăng các loại của Không lực Việt Nam Cộng hòa (toàn bộ do [[Hoa Kỳ]] trang bị), chỉ có 308 chiếc sống sót qua chiến tranh (240 chiếc bay thoát sang [[Thái Lan]] hoặc ra tàu sân bay Mỹ, 68 chiếc được gửi về Mỹ,<ref>[http://www.globalsecurity.org/military/world/vietnam/rvn-vnaf-equipment-data.htm South Viet Nam Air Force - VNAF - Aircraft Deliveries. Global Security]</ref> hơn 2.440 chiếc còn lại đã bị bắn rơi, phá hủy hoặc bị tịch thu. Trong số đó, 877 chiếc máy bay và trực thăng đã bị [[Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tịch thu vào năm 1975.<ref>Toperczer, Istvan. MiG-21 Units of the Vietnam War. Osprey 2001, No. 29. pp.80-81.</ref>​