Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diều (đồ chơi)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
Dòng 12:
Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp [[thanh minh|tết Thanh Minh]] đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an. Hay diều còn được coi là vật dâng hiến các đấng thần linh của vua và các quần thần trong những đêm trăng sáng.
 
Cùng với sự phát triển của thời đại, ý nghĩa của việc thả diều cũng dần dần thay đổi. Trong [[lịch sử]], diều đã từng được dùng trong [[quân sự]], hay để đưa tin tức, có rất nhiều sử sách tư liệu đều nhắc đến việc khi quân của [[Hạng Vũ]] bị quân của [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] bao vây, tướng quân [[Hàn Tín]] (thời [[Hán Sở tranh hùng]]) đã dùng diều được làm bằng da trâu để thả lên trời, dựa vào độ dài của dây diều để ước tính khoảng cách đến Vị Ương Cung (nơi đang đóng quân của Hạng Vũ).<ref name="needham volume 4 part 1 127">Needham, Volume 4, Part 1, 127.</ref>
 
== Khía cạnh văn hóa ==