Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm (họ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 127:
 
Con cháu của dòng họ này đã lưu giữ được gần như là trọn vẹn các bản gia phả, tộc phả được bảo quản tại [[Viện Hán Nôm]] và trong các gia đình từ đời thứ nhất đến đời thứ 19.
 
====Họ Phạm Vĩnh Lại ([[Vụ Bản]], [[Nam Định]])====
Họ Phạm Vĩnh Lại ( tên cũ Cổ Sư) về lập làng từ đầu thế kỷ 15 sau khi 370 người bị Hồ Quý Ly giết sau vụ ám sát hụt ông ở Hội thề Đốn Sơn. Gốc vốn Trần tộc Tức Mặc đổi sang họ Phạm.
 
Hiện từ đường Phạm Tộc Vĩnh Lại vẫn còn bức đại tự " Dĩ thủy nguyên Trần_已 水 源 蔯" để chỉ về nguồn cội và cũng là 1 cách chiết tự họ Phạm do Ly tán từ Kinh Thi:"Phong thủy hữu khỉ. Vũ vương khởi bất sĩ. Di quyết tôn mưu. Dĩ yến dực tử. Vũ vương chưng tai!
豐水有芑.武王豈不仕.詒厥孫謀.以燕翼子.武王烝哉."
 
Năm 1400 cụ Trần Đức đựợc đổi sang Phạm Đức, 5 họ lập nên Vĩnh Phúc Trang.
 
Từ thế kỷ 17 tới cuối thế kỷ 18, trải qua gần 200 năm họ Phạm Cổ Sư đóng góp cho đất nước hơn chục quan văn võ, trong đó có 1 Thiếu bảo Quận công, 4 tước Hầu, 2 tước Bá. Có công mở chợ Gôi, mở chợ Sy, đào sông Vĩnh Giang để tưới tiêu chống lụt lội, làm cầu, miễn tô thuế cho dân 50 năm. Dòng họ có 4 người được thờ làm Phúc thần của làng.
 
Từ đời Lại Quận Công Phạm Đình Kính, làng có 1 Tiến sỹ, 2 Cống sỹ, và hơn chục Giám sinh quốc tử giám, Chiêu văn quán. Trường tư do dòng họ Phạm đào tạo nhiều thế hệ trong vùng.
 
Phạm Đức Quảng (hay Phạm Phúc Quảng): một võ tướng có công trong đánh giặc, giữ yên biên cương phía Nam, lại có công chiêu dân, lập ấp ở vùng Ma Linh (sau đổi là Minh Linh, thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay).Trước làm Tán vị công thần, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm phú hầu y vệ Đô chỉ huy sứ tư đô chỉ huy cơ quan phong tặng Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Lễ bộ Tả thị lang Cẩm phú hầu. Ông là ông nội tiến sỹ Phạm Đình Kính.
 
Phạm Thuần Hậu: ông là cha của tiến sỹ Phạm Đình Kính. Ông làm thừa chính sứ Lạng Sơn, có công giúp dân khắc phục cảnh đồng chiêm chũng, mở trường khuyến khích việc học tập.Trước làm Quang tiến thân lộc đại phu, Trinh Nghĩa nam, tặng Cung hiển đại phu, sau tặng thêm Đặc tiến Lễ bộ Tả thị lang, Cẩm phú hầu, Kim tử vinh lộc đại phu, Hộ bộ Tả thị lang, Trinh Nghĩa hầu.
 
Phạm Đình Kính: Ông thờ hai vua Dụ Tông, Thuần Tông, làm quan đến Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, trải qua Hữu thị lang bộ Binh, tả thị lang Bộ Lễ, tả thị lang Bộ Hộ, Đô ngự sử, Lễ bộ thượng thư, Binh bộ thượng thư, Nhập thị tham tụng kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị kinh diên. Khi về hưu được phong tước Vĩnh Lại Quận công, được tặng chức Thiếu bảo. Ông 2 lần đi sứ Nhà Thanh làm vẻ vang quốc thể, được vua Ung CHính ban biển vàng " Vạn Thế Vĩnh Lại" và 3 bộ sách quý. Ông cùng chánh sứ Phạm Khiêm Ích và phó sứ Nguyễn Huy NHuận có công lớn trong việc giữ gìn cương thổ quốc gia: đòi lại 120 dặm châu Thủy Vĩ và mỏ đồng Tụ Long. Mỏ này chiếm trữ lượng khoảng 70% đồng của Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong tài chính và quân sự.
 
 
Phạm Thanh Thận ( húy Tùy) là con trai cả Lại Quận Công, đỗ Hương Cống khoa Ất Tỵ ( 1725), làm tới Thiêm tri thị nội Tả binh phiên tả dụ đức Hương Phái Hầu, phong Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, gia phong Dực bảo trung hưng linh phù tôn thần. Ông có con gái Tuệ Mẫn gả cho Nguyễn Bá Uông, con trai tiến sỹ Nguyễn Bá Lân, dòng họ Nguyễn Cổ Đô- Ba Vì.
 
Phạm Đôn Mẫn: đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu tán ty Tuyên QUang sứ tán ty thừa chánh sứ tư tham chính nghị Huy Lĩnh Bá. Ông cùng 14 gia đình lên Cam Đường sứ Tuyên Quang ( nay là Thị xã Cam Đường, tỉnh Lào Cai) để lập ấp mới và bảo vệ biên giới phía bắc.
 
Cháu trai Lại quận Công là Phạm Đình Tiến ( một số tư liệu dịch là ĐÌnh Trùy, húy Thùy) Trì uy tướng quân Đô chỉ huy sứ đồng tri Tiến Lĩnh Hầu, gia phong Dực bảo trung hưng linh phù tôn thần.Ông giỏi binh pháp, tham gia dẹp loạn khởi nghĩa Vũ Đình Dung. Do dân phiêu tán,ruộng đồng bỏ hoang nhiều năm, năm Cảnh Hưng thứ 15 ( Quý Mùi 1763) ông nhận mật chỉ của vua Lê Hiển Tông về quy tập dân chúng và đổi làng Hóp thành Làng Báo Đáp.
 
 
==== Họ Phạm ([[Quảng Trạch]], [[Quảng Bình]]) ====