Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Than hoạt tính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Chỉ số iod: Cập nhật danh pháp theo TCVN, GF, replaced: iot → iod (7) using AWB
Tính năng gợi ý liên kết: 9 liên kết được thêm.
Dòng 1:
{{Bài cùng tên|Than (định hướng)}}
[[Tập tin:Activated Carbon.jpg|nhỏ|phải|250px|Than hoạt tính]]
'''Than hoạt tính''' là một dạng của [[carbon]] được xử lý để có những lỗ rỗng bé [[thể tích]] nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho dễ [[hấp phụ]] hoặc tăng cường [[phản ứng hóa học]]. Do mức độ vi mao quản cao, chỉ một gam than hoạt tính có diện tích bề mặt vượt quá 800 – 1000 m<sup>2</sup>, được xác định bởi phương pháp hấp phụ khí. Một mức độ hoạt hóa đủ cho ứng dụng có ích có thể đạt được duy nhất từ diện tích bề mặt cao, hơn nữa, sự xử lý hóa học thường làm tăng tính chất hấp phụ. Than hoạt tính thường thu từ [[than củi]] và thỉnh thoảng là than sinh học. Những loại thu được từ [[than đá]] hay cốc thì được gọi là than đá hoạt tính hoặc cốc hoạt tính.
 
Về mặt hóa học gồm chủ yếu là nguyên tố [[cacbon|carbon]] ở dạng vô định hình ([[bột]]), một phần nữa có dạng tinh thể vụn [[grafit]]. Ngoài carbon thì phần còn lại thường là [[tàn tro]], mà chủ yếu là các [[kim loại kiềm]] và [[ôxít silic|vụn cát]]). Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để [[lọc hút]] nhiều loại [[hóa chất]].
Dòng 13:
 
===Kích thước, thể tích lỗ xốp và diện tích bề mặt riêng:===
Kích thước của lỗ xốp được tính bằng khoảng cách giữa hai cạnh của rãnh hoặc đường kính của ống xốp. Theo tiêu chuẩn của [[IUPAC]] thì kích thước lỗ xốp được chia ra làm ba loại: micro pore có kích thước bé hơn 2&nbsp;nm, meso pore có kích thước từ 2-50&nbsp;nm và macro pore có kích thước từ 50&nbsp;nm trở lên.
 
Diện tích bề mặt riêng của than hoạt tính được đo bằng m²/g và là một thông số hết sức quan trọng đối với than, cho biết khả năng hấp phụ của than hoạt tính. 95% diện tích bề mặt riêng của than là diện tích của những lỗ xốp micro. Những lỗ xốp meso có diện tích bề mặt chiếm không quá 5% tổng diện tích bề mặt của than. Những lỗ xốp kích thước lớn không có nhiều ý nghĩa trong hoạt tính của than vì diện tích bề mặt riêng của chúng không đáng kể.
Dòng 20:
Đây là một chỉ số cơ bản của than hoạt tính đặc trưng cho diện tích bề mặt của lỗ xốp cũng như khả năng hấp phụ của than. Chỉ số iod được tính bằng khối lượng iod có thể được hấp phụ bởi một đơn vị khối lượng của than.(mg/g). Nguyên lý của phương pháp đo dựa trên sự hấp phụ lớp đơn phân tử iod trên bề mặt của than. Chỉ số iod càng lớn thì mức độ hoạt hóa càng cao. Giá trị của chỉ số iod rơi vào khoảng 500–1200&nbsp;mg/g. Từ giá trị của chỉ số iod có thể tính ra được diện tích bề mặt riêng của than
 
===[[Độ cứng]]===
Là khả năng chống chịu mài mòn của than hoạt tính. Đây là một thông số quan trọng bởi vì trong quá trình sử dụng, than hoạt tính còn phải chịu những tác động vật lý như: bị đặt dưới dòng chảy lỏng hoặc khí, dưới tác động của áp suất, do đó than cần phải đảm bảo được những yếu tố về độ cứng nhằm giữ được nguyên vẹn cấu trúc trong quá trình sử dụng và phục hồi. Độ cứng của than phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đầu vào cũng như mức độ quá trình hoạt hóa.
 
===Phân bố [[kích thước hạt]]===
Kích thước hạt ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận của chất được hấp phụ tới bền mặt của than. Kích thước càng nhỏ thì khả năng tiếp cập càng dễ và quá trình hấp phụ diễn ra càng nhanh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi hấp phụ trong hệ khí có áp suất thấp. Tính toán kỹ được phân bố kích thước hạt giúp chúng ta có thể chọn lựa được những thông số áp suất tối ưu để giảm thiểu tối đa mức tiêu thụ năng lượng.
 
==Ứng dụng==
Than hoạt tính được sử dụng trong tinh chế khí, thức uống không chứa [[Cafein|caffein]], tinh chế quặng vàng, chiết kim loại, làm tinh khiết nước, y tế, xử lý chất thải, lọc không khí trong mặt nạ phòng độc và khẩu trang.
 
=== Ứng dụng công nghiệp ===
Một ứng dụng công nghiệp chính là xử lý kim loại cuối. Nó được sử dụng rộng rãi trong tinh chế dung dịch [[mạ điện]]. Ví dụ, nó là kỹ thuật tinh chế chính trong việc loại bỏ những tạp chất hữu cơ từ dung dịch mạ kền sáng. Nhiều chất hữu cơ được thêm vào dung dịch mạ để cải thiện tính bám dính và tăng tính chất như độ sáng, nhẵn, tính uốn v.v... Sự truyền dòng điện trực tiếp và phản ứng [[điện hóa]] của oxy hóa anot và khử catot, những phụ gia hữu cơ sinh ra những sản phẩm phân hủy không mong muốn trong dung dịch. Sự sinh ra quá nhiều của chúng có thể có hại cho chất lượng mạ và tính chất vật lý của kim loại. Sự xử lý bằng than hoạt tính loại bỏ những tạp chất như vậy và trả lại hiệu suất mạ về mức độ mong muốn.
 
=== Ứng dụng y tế ===