Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Văn Đáng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Doclap173 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 30:
Sau hiệp định đình chiến năm 1954, xứ ủy Nam bộ được thành lập, [[Lê Duẩn]] làm Bí thư, Phan Văn Đáng làm Uỷ viên Thường vụ. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, năm 1955 Xứ ủy Nam Bộ dời về [[Sài Gòn]] để chỉ đạo việc tổng tuyển cử thống nhất hai Miền của Việt Nam theo hiệp định đình chiến quy định. Phan Văn Đáng về sống trong nhà của cơ sở cách mạng tại đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 ngày nay.
 
Một hôm, ông đang ngồi xem báo, bất chợt có vị khách lạ bước vào, vừa ngước nhìn lên vị khách dỡ nón chào: anh Hai còn nhớ tôi không? Tôi là M... ở Vĩnh Long cùng quê anh, lúc anh làm việc trên tỉnh thì tôi làm việc ở huyện. Ông nghĩ chắc gặp công an rồi, nhưng vẫn bình tĩnh tiếp chuyện, nói vả lả với khách vài câu sơ giao và chuyển sang hỏi thăm gia đình. Người khách nhỏ nhẹ: Tôi lên Sài Gòn lúc đình chiến năm 1954, gia đình hiện có việc làm, tôi làm cho phía "bên kia", làm về hành chánh. Tôi xin lỗi vì đường đột đến đây, do tôi có nghe bên công an nghi ngờ về căn hộ này, quan sát biết anh ở đây, tôi thương anh nên đến báo cho anh biết, để liệu bề tính toán. Ông làm tỉnh, nhắc khách uống nước và nói: dù lâu không gặp nhưng anh vẫn còn tình cảm quê hương, tình cảm ngày xưa vậy là quý giá, xin cám ơn anh. Nói xong, ông móc trong túi ra ít tiền đưa cho khách, để uống cà phê, vị khách từ chối: Tôi đến đây vì sợ các anh bị rủi ro{{cần dẫn chứng}}.
 
Khi người khách ra về, ông họp lại với mọi người, thông báo những điều mới xảy ra và xác định đây là thông tin quan trọng, mang tính sống còn đối với tổ chức, được đồng bào cung cấp, nhằm góp phần bảo vệ cách mạng. Sau đó ông triển khai kế hoạch di chuyển chỗ ở mới, an toàn hơn{{cần dẫn chứng}}.
 
Cùng thời gian này, Lê Duẩn từ Cà Mau đến Bến Tre, ở lại đây trong vài tháng, sau đó lên Sài Gòn sống và làm việc tại nhà số 29 Huỳnh Khương Ninh, quận 1 ngày nay, "Đề cương cách mạng miền Nam" được khởi thảo từ đây. căn nhà này là cơ sở Cách mạng được giử bí mật an toàn đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.