Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự kiện 11 tháng 9”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 272:
Nhiều người Mỹ cho rằng vụ tấn công khủng bố 11/9 "đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới": Nước Mỹ đang bị đặt trong nguy cơ bị tấn công khủng bố mà trước đây đất nước này chưa từng bị. Hoa Kỳ tuyên chiến chống [[khủng bố]] với mục tiêu đem Osama bin Laden ra trước công lý và ngăn chặn sự xuất hiện của những mạng lưới khủng bố khác. Các mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng những phương tiện như cấm vận kinh tế và quân sự đối với các quốc gia được xem là dung dưỡng thành phần khủng bố, cùng lúc gia tăng các biện pháp giám sát toàn cầu và chia sẻ thông tin tình báo. Liên minh quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu tiến hành tấn công [[Taliban]] tại [[Afghanistan]]. Cùng với Hoa Kỳ, các quốc gia khác đang phải đối phó với các hoạt động khủng bố như [[Philippines]] và [[Indonesia]] cũng gia tăng sự chuẩn bị về mặt quân sự.<ref>{{cite paper| author = C. S. Kuppuswamy| title = Terrorism in Indonesia: Role of the Religious Organisation| publisher = South Asia Analysis Group | date= 2005-11-02| url = http://www.saag.org/%5Cpapers16%5Cpaper1596.html| format = [[HTML]]| access-date =2007-07-06}}</ref><ref>{{chú thích sách |last=Banlaoi |first=Rommel | contribution=Radical Muslim Terrorism in the Philippines |year=2006 |title=Handbook on Terrorism and Insurgency in Southeast Asia |editor-last=Tan |editor-first=Andrew |place=Luân Đôn |publisher=Edward Elgar Publishing}}</ref> Tổng thống Bush cũng nhận được sự ủng hộ lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả [[Nga]] (cũng bị khủng bố bởi các nhóm Hồi giáo cực đoan) và [[Trung Quốc]], trong việc hợp tác chống khủng bố toàn cầu.
 
Nhiều nước khác, trong đó có [[Anh]], [[Đức]], [[Pháp]], [[Trung Quốc]], [[Nga]], [[Indonesia]], [[Pakistan]], [[Jordan]], [[Mauritius]], [[Uganda]] và [[Zimbabwe]] thông qua luật "chống khủng bố" và cho đóng băng các tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp hoặc cá nhân bị tình nghi có liên quan đến al-Qaeda. Các cơ quan tình báo và thi hành pháp luật tại một số quốc gia như [[Ý]], [[Malaysia]], Indonesia và Philippines bắt giữ nhiều nghi can khủng bố với mục đích đập tan những nhóm vũ trang trên toàn thế giới. Chiến dịch này dấy lên nhiều tranh cãi khi những người chỉ trích như Ủy ban ''Bill of Rights Defense'' cho rằng những hạn chế truyền thống trên các hoạt động theo dõi của liên bang nay đã bị bãi bỏ bởi Đạo luật PATRIOT; các tổ chức quyền tự do công dân như ''American Civil Liberties Union'' ([[ACLU]]) và ''Liberty'' cho rằng một số [[nhân quyền|quyền con người]] đang bị nguy cơ hủy bỏ. Hoa Kỳ cho thiết lập một trại giam tại vịnh [[Guantánamo|Guantanamo]], [[Cuba]] để cầm giữ những "binh sĩ thù địch bất hợp pháp". Tính hợp pháp của các trại giam này hiện đang bị tra vấn bởi một số quốc gia thành viên của [[Liên minh châu Âu]], [[Tổ chức các quốc gia châu Mỹ]] và [[Ân xá Quốc tế|Tổ chức Ân xá Quốc tế]].
[[Tập tin:Obama and Biden await updates on bin Laden.jpg|nhỏ|280px|trái|Tổng thống [[Barack Obama]] và các viên chức cao cấp [[Hoa Kỳ]] đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Neptune Spear dẫn đến việc tiêu diệt [[Osama bin Laden]] ngày 2 tháng 5 năm 2011.]]
Bên trong nước Mỹ, Tổng thống Bush tiến hành một đợt tái cấu trúc cơ cấu chính phủ lớn nhất trong lịch sử đương đại của đất nước này với quyết định thành lập [[Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ|Bộ An ninh Nội địa]]. [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội]] thông qua đạo luật [[USA PATRIOT]] (''Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct Terrorism'' – Thống nhất và Củng cố nước Mỹ bằng cách Cung ứng những Phương tiện Thích ứng Cần có để Ngăn chặn Khủng bố), giải thích rằng đạo luật này sẽ giúp dò tìm và truy tố những phần tử khủng bố và tội phạm khác trong tương lai.