Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Tác Lâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 198:
Trong cuộc chiến giữa các quân phiệt Trực hệ và Phụng hệ lần thứ nhất năm 1922, phe Phụng hệ thất bại, phải rút ra vùng Quan ngoại. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, năm 1924, phe Phụng hệ đã giành được chiến thắng. [[Phùng Ngọc Tường]] của phe Trực hệ tiến vào [[Bắc Kinh]] làm chính biến, lật đổ Đại tổng thống [[Tào Côn]], lập [[Hoàng Phu]] làm quyền Đại tổng thống, sau đó đưa cựu quân phiệt [[Đoàn Kỳ Thụy]] làm Chấp chánh lâm thời. Tuy nhiên đến tháng 6 năm 1926, Trương đánh bại Phùng Ngọc Tường, đưa quân nhập Bắc Kinh, trực tiếp khống chế chính phủ Bắc Dương.
 
Chỉ một tháng sau đó, Tổng tư lệnh [[Quốc dân Cách mệnh Quân]] [[Tưởng Giới Thạch]] ra lệnh [[Bắc phạt (1926-1928)|Bắc phạt]]. Tháng 11, tại [[Thiên Tân]], Trương được các quân phiệt [[Tôn Truyền Phương]], [[Ngô Tuấn Thăng]], [[Trương Tông Xương]], [[Diêm Tích Sơn]]... tôn làm Tổng tư lệnh [[An quốc quân]], thống nhất chỉ huy chống lại Cách mệnh quân. Ngày [[16 tháng 6]] năm 1927, Trương được tôn làm Trung Hoa Dân quốc Quân chính phủ Lục Hải quân Đại nguyên soái, trở thành được thống trị tối cao của chính phủ Bắc Dương. Người đời xưng ông là '''Trương đại soái''' hay '''con hổ Mãn Châu''' (Mukden Tiger)
 
Mặc dù trước lực lượng Cách mệnh quân thống nhất và có thực lực mạnh mẽ, lực lượng An quốc quân do Trương chỉ huy vẫn có thể cầm cự được lâu dài do ảnh hưởng của sự chia rẽ trong nội bộ chính phủ Quốc dân. Tháng 1 năm 1928, khi mâu thuẫn nội bộ của Quốc dân Đảng tạm thời dàn xếp, lực lượng An Quốc quân bị đẩy lùi trên tất cả mặt trận. Tối ngày [[3 tháng 6]] năm 1928, Trương lên xe lửa rời Bắc Kinh về Phụng Thiên. Đến sáng ngày [[4 tháng 6]], khi xe lửa đến trạm Hoàng Cô Truân thì bị phát nổ làm Trương bị trọng thương, về đến được Phụng Thiên thì tử vong. Con trai là [[Trương Học Lương]] được bộ thuộc tôn làm chấp chưởng Quân chánh Đông Bắc. Nhiều tài liệu cho rằng đây là việc ám sát Trương là do người Nhật thực hiện để loại trừ Trương vì Trương muốn duy trì vùng Đông Bắc độc lập trước tham vọng của người Nhật muốn kiểm soát vùng này. Vì vậy, không lâu sau, Trương Học Lương tuyên bố Đông Bắc trở cờ, quy phục chính phủ Quốc dân, chấm dứt hoạt động của chính phủ Bắc Dương.