Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Minh Khai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
cần người chuyên môn xem lại đoạn bà sinh ra ở xã Vĩnh Yên (liên kết vào trang thành phố Vĩnh Yên là không đúng) nhưng tra lại hành chính thành phố Vinh thì không có xã Vĩnh Yên.
Dòng 47:
 
== Tiểu sử ==
Bà tên thật là '''Nguyễn Thị Vịnh''', sinh ngày [[1 tháng 11]] năm [[1910]] tại xã [[Vĩnh Yên]], thành phố [[Vinh]], tỉnh [[Nghệ An]]. Theo của [[Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam]] thì bà sinh ngày [[1 tháng 11|01 tháng 11]]<ref>{{Chú thích web |url=http://hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?CatId=17&NewsId=14921&lang=VN |ngày truy cập=2012-02-16 |tựa đề=Nguyễn Thị Minh Khai - người nữ bí thư thành uỷ Sài Gòn đầu tiên |archive-date = ngày 17 tháng 10 năm 2014 |archive-url=https://web.archive.org/web/20141017155843/http://hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?CatId=17&NewsId=14921&lang=VN }}</ref> (tức 30 tháng 9 âm lịch)<ref>{{Chú thích web |url=http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&chitiet=17933&Style=1 |ngày truy cập=2012-02-16 |tựa đề=Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai (30-9-1910 - 30-9-2010): Lời tâm huyết cuối cùng (02/10/2010) |archive-date = ngày 7 tháng 4 năm 2014 |archive-url=https://web.archive.org/web/20140407070506/http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&chitiet=17933&Style=1 }}</ref>.
 
Cha của bà là ông Nguyễn Huy Bình, người làng Mọc (Nhân Chính, Hà Nội), làm công chức hỏa xa ở Vinh, thường gọi là Hàn Bình. Mẹ là Đậu Thị Thư, quê Đức Tùng, Đức Thọ, Hà Tĩnh, làm nghề buôn bán nhỏ. Trước năm 1940, gia đình bà sống tại 132 phố Maréchal Foch (nay là phố Quang Trung), [[Vinh]]. Về sau, gia đình bà về sống ở quê mẹ là xã Đức Tùng, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Dòng 63:
Ngày 30 tháng 7 năm [[1940]], bà bị bắt (cùng với Ủy viên Trung ương Đảng [[Nguyễn Hữu Tiến (nhà cách mạng)|Nguyễn Hữu Tiến]] - tác giả [[Quốc kỳ Việt Nam|cờ đỏ sao vàng]]) ngay sau phiên họp của Xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại [[Khám Lớn Sài Gòn]]. Tuy nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh.<ref name="duongthuy"/>
 
Sau khi [[Khởi nghĩa Nam Kỳ]] thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, [[Hóc Môn]] (nay thuộc [[Thành phố Hồ Chí Minh]]) ngày [[28 tháng 8]] năm [[1941]].
 
== Gia đình ==
Dòng 81:
Tên của bà được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: thành phố Thái Bình, thành phố [[Hạ Long]] (từ đường Vũ Văn Hiếu đến hang Luồn), Đồng Hới (gần sân vận động), Đà Lạt (khu chợ đêm), Nha Trang (ngay cạnh quảng trường 2 tháng 4, từ đường Trần Phú đến đường Trần Nhật Duật), Đà Nẵng (gần nhà hát Trưng Vương).
 
Tại [[Hà Nội]], tên của bà được đặt cho một con đường dài hơn 4&nbsp;km từ đường Nguyễn Khoái xuyên qua ngã ba cầu Vĩnh Tuy, vượt cầu Mai Động qua sông Kim Ngưu đến ngã tư Trung Hiền, nối với đường Đại La. Tên của bà cũng được đặt cho một ngôi trường THPTTrung học phổ thông tại Quận [[Bắc Từ Liêm]], Hà Nội. Tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]], tên của bà được đặt cho một con đường thẳng dài 4,0&nbsp;km từ cầu Thị Nghè đến vòng xoay Ngã sáu Cộng Hòa.
 
Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cũng đã xây Nhà lưu niệm để tưởng niệm và trưng bày một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của bà.