Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xá lị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: {{cite journal → {{chú thích tạp chí, ” → " (3), “ → " (3)
Thêm liên kết tới Đại Nam Văn hóa Du lịch Thể thao
Dòng 22:
Trước đây nhiều người không theo Phật giáo không tin là có xá-lợi Phật, họ cho rằng đó chỉ là truyền thuyết. Mãi đến năm 1898, ông W. C. Peppé, người Pháp, tiến hành khảo cổ tại vùng Pīprāvā, phía Nam nước Népal, đã tìm thấy một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai chiếc bình bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà. Hai bình đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên xá-lợi. Bình đá nhỏ dạng hình cầu, chia thành hai phần thượng hạ. Nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại của vua [[Asoka]] và nội dung của nó như sau: ''"Đây là xá-lợi của Đức Phật. Phần xá-lợi này do bộ tộc Śākya, nước Śrāvastī phụng thờ"''. Chiếc bình đã chứng minh nội dung trong kinh Trường A-hàm và rải rác ở những bộ kinh khác về việc phân chia xá-lợi của Phật Thích Ca thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại Ấn Độ sau khi Phật nhập Niết-bàn hoàn toàn là sự thật.
 
Các hạt xá lị thường được đặt trong chén thủy tinh trên bàn thờ trong các chùa, đặt trong tượng Phật, hoặc đặt trên đỉnh tháp trong chùa. Theo như truyền thuyết thì tượng Phật vàng ở thủ đô [[Bangkok]] của [[Thái Lan]] có đến 7 hạt xá lị. Tại [[Việt Nam]], ngọc xá lợi của Phật Thích Ca được Đại đức [[Narada Mahathera]], tọa chủ [[chùa Vajirarama]] ở [[Sri Lanka]] tặng năm 1953 và được thờ tại [[Chùa Xá Lợi]]. Trong vườn tháp Huệ Quang trên núi [[Núi Yên Tử|Yên Tử]], Việt Nam, có ngọn tháp tổ 9 tầng bằng đá là nơi thờ xá lị vua [[Trần Nhân Tông]] - vị tổ thứ nhất của Thiền phái [[Trúc Lâm Yên Tử]]. Ngoài ra, tại KDL[[khu du lịch Đại Nam]] ở tỉnh [[Bình Dương]], Việt Nam cũng có 2 hạt xá lợi được thờ ở khu chánh điện.
 
== Trong lịch sử Việt Nam ==