Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ Đà điểu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ZéroBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm chr:Struthioniformes
PrennAWB (thảo luận | đóng góp)
n clean up using AWB (8032)
Dòng 25:
 
== Các loài còn sinh tồn ==
* '''[[Đà điểu châu Phi]]''' là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại. Thành viên lớn nhất của loài này có thể cao tới 3 m, cân nặng 135  kg và chạy nhanh hơn [[ngựa]].
* '''[[Đà điểu Úc]]''' hay chim Emu là loài đứng thứ hai về kích thước, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60  kg. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng.
* Cũng có nguồn gốc ở Australia và các đảo phía bắc là 3 loài '''[[Đà điểu đầu mào]]'''<ref>[http://jboyd.net/Taxo/List1.html#casuariiformes Casuariiformes trên TiF checklist]</ref>. Chúng ngắn hơn Emu và có cơ thể rắn chắc, đà điểu đầu mào ưa thích các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp. Chúng có thể rất nguy hiểm khi bị dồn vào thế bí hay khi chúng bị bất ngờ. Tại [[New Guinea]], trứng của đà điểu đầu mào bị lấy đi và cho nở thành con non để ăn thịt như là một loại đặc sản, mặc dù có (hay có lẽ do) những rủi ro mà chúng gây ra đối với tính mạng con người.
* Các loài chim chạy nhỏ nhất là 5 loài chim '''[[Chim Kiwi|kiwi]]''' ở New Zealand<ref>[http://jboyd.net/Taxo/List1.html#apterygiformes Apterygidae tại TiF checklist]</ref>. Kiwi có kích thước cỡ như [[gà]], chúng nhút nhát và nóng tính. Chúng làm tổ trong các hang sâu và sử dụng cơ quan khứu giác phát triển cao để bới đất nhằm tìm kiếm các loài côn trùng nhỏ. Kiwi đáng chú ý vì chúng đẻ trứng có tỷ lệ rất lớn so với kích thước cơ thể. Trứng chim kiwi có thể tương đương với 15-20% trọng lượng cơ thể chim mái.
* [[Nam Mỹ]] có 2 loài [[đà điểu châu Mỹ]]<ref>[http://jboyd.net/Taxo/List1.html#rheiformes Rheiformes trên TiF checklist]</ref> có kích thước trung bình, chạy nhanh trên những cánh đồng cỏ hoang (pampa) ở Nam Mỹ. Các cá thể lớn nhất của loài [[đà điểu Nam Mỹ lớn]] (''Rhea americana'') có thể cao tới 1,5 m và cân nặng 20 - 25 &nbsp;kg. Tại Nam Mỹ còn có 47 loài<ref>[http://jboyd.net/Taxo/List1.html#tinamiformes Tinamiformes trên TiF checklist]</ref> trong 9 chi, bao gồm các loài chim nhỏ và cư trú dưới đất nhưng không phải là không bay được, thuộc họ [[Tinamidae]] và chúng có họ hàng gần với các loài đà điểu.
 
== Các loài tuyệt chủng ==
* [[Aepyornis]], "chim voi" ở [[Madagascar]], đã từng là loài chim lớn nhất được biết. Mặc dù chúng thấp hơn những con [[moa]] cao nhất, nhưng những cá thể to lớn nhất có thể cân nặng tới 450 &nbsp;kg. Có hai loài đã từng tồn tại khi con người di cư đến từ [[Borneo]] và [[châu Phi]], có lẽ trong [[thế kỷ 1]]. Cả hai dường như đã sống sót một thời gian khá dài: loài ''Aepyornis mullerornis'' nhỏ hơn có thể đã biến mất trước còn loài ''Aepyornis maximus'' to hơn có thể còn tồn tại cho đến tận đầu [[thế kỷ 17]].
* Họ [[Dinornithidae]] ([[moa]]) có ít nhất là 11 loài khác nhau từng sinh sống tại [[New Zealand]] cho đến khi con người bắt đầu xuất hiện nhiều tại đây vào [[thế kỷ 13]] hay sớm hơn. Chúng có kích thước dao động trong khoảng từ cỡ như [[gà tây]] cho tới moa khổng lồ ([[Dinornis|''Dinornis giganteus'']]) với chiều cao đạt 3,3 &nbsp;m (11 &nbsp;ft) và cân nặng tới 250 &nbsp;kg (550 &nbsp;lb)<ref>[http://www.giantflightlessbirds.com/moa/top_ten.html GiantFlightlessBirds.com].</ref>. Giống như đà điểu đầu mào, moa chủ yếu sống trong các cánh rừng không có kẻ thù là các loài các động vật ăn thịt. Chúng được cho là bị tuyệt chủng vào khoảng năm 1500 do sự săn bắn trong vài trăm năm kể từ khi có sự định cư của con người. Tuy nhiên, một số người vẫn tin rằng các quần thể nhỏ có thể vẫn còn tồn tại trong các khu vực hoang vắng biệt lập cho tới thời gian gần đây.
 
Ngoài ra, các mảnh vỏ trứng tương tự như vỏ trứng của ''Aepyornis'' cũng được tìm thấy trên [[quần đảo Canary]]. Các mảnh này có niên đại tới Trung hay Hậu [[thế Miocen|Miocen]], và không có giả thuyết phù hợp nào đã được đề ra là chúng tới đây như thế nào do sự không chắc chắn về việc các đảo này có từng được nối liền với đại lục hay không.