Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Du”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 40:
Tác phẩm '''''[[Truyện Kiều]]''''' của ông được xem là một [[kiệt tác]] [[văn học]], một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền [[văn học trung đại Việt Nam]].
 
=='''1.Tiểu sử'''==
===-Gia thế===
Theo một bản gia phả của dòng họ Nguyễn ở huyện Nghi Xuân, Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm [[Ất Dậu]] (tức ngày [[3 tháng 1]] năm [[1766]] theo [[lịch Gregory]]; một số tài liệu ghi [[1765]]<ref group="ghi chú">Do chỉ ghi năm, không ghi rõ ngày thì phần lớn thời gian năm [[Ất Dậu]] tương ứng với năm [[1765]]. Nếu lấy ngày theo gia phả này là 23 tháng 11 năm Ất Dậu thì chuyển đổi sang lịch Gregory phải là ngày 3 tháng 1 năm [[1766]].</ref><ref name=":1"/>) tại làng [[Tiên Điền]], [[Nghi Xuân]], [[Hà Tĩnh]].
 
Dòng 48:
Tổ tiên của Nguyễn Du, quê nội ở làng Tảo Dương, quê ngoại ở làng Canh Hoạch, huyện [[Thanh Oai]], trấn [[Sơn Nam (định hướng)|Sơn Nam]] (nay thuộc [[Hà Nội]]), nổi tiếng với câu chuyện Trạng Cậu, Trạng Cháu (Trạng nguyên [[Nguyễn Đức Lượng]] và Trạng nguyên [[Nguyễn Thiến]]). Về sau, Nam Dương công Nguyễn Doãn Miện (tức Nguyễn Nhiệm, là cháu của Trạng nguyên Nguyễn Thiến) di cư vào [[Hà Tĩnh]], trở thành vị tổ phụ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền.
 
===-Thời thơ ấu===
Năm [[Đinh Hợi]] (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, [[Nguyễn Nghiễm]] được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.
 
Dòng 63:
Năm [[Nhâm Dần]] (1782), [[Trịnh Sâm]] mất, [[Nạn kiêu binh|Kiêu binh]] phế [[Trịnh Cán]], lập [[Trịnh Tông]] lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư [[bộ Lại]] kiêm Trấn thủ Hưng Hóa, [[Thái Nguyên]], tước Toản Quận công và Nguyễn Điều làm Trấn thủ [[Sơn Tây (tỉnh cũ)|Sơn Tây]].
 
===-Thời niên thiếu===
Năm [[Quý Mão]] (1783), Nguyễn Du [[thi Hương]] ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường ([[Sinh đồ]]) lúc 18 tuổi. Ông lấy vợ là con gái của ông [[Đoàn Nguyễn Thục]]. Ông được tập ấm chức Chánh Thủ hiệu quân hùng hậu hiệu, chỉ huy đội quân hùng mạnh nhất Thái Nguyên của cha nuôi họ Hà ở [[Thái Nguyên]] cùng Nguyễn Đăng Tiến, làm quyền Trấn thủ Thái Nguyên thay mặt Nguyễn Khản.
 
Dòng 106:
Mùa thu năm [[Nhâm Tuất]] (1802), vua [[Gia Long]] diệt [[nhà Tây Sơn]]. [[Nguyễn Đề]] trốn tránh tại Phú Xuân được Gia Long gọi ra. [[Nguyễn Đề]] dâng sớ, vua Gia Long tha chết, mến tài và kính trọng dòng dõi con Xuân Quận công [[Nguyễn Nghiễm]] nên cho đi theo ra Bắc Thành làm việc dưới quyền Tổng trấn [[Nguyễn Văn Thành (quan nhà Nguyễn)|Nguyễn Văn Thành]]. Nguyễn Nể cố vấn chỉ dẫn các kinh nghiệm nghi lễ đi sứ, tiếp sứ Trung Quốc sang phong vương cho vua Gia Long như trường hợp [[Phan Huy Ích]]. [[Đoàn Nguyễn Tuấn]], lúc này khoảng 50 tuổi, có lẽ về ẩn cư trong "Phong nguyệt sào". "Phong nguyệt sào" (tổ gió trăng) là một cái chòi trong vườn hoa nhà Nguyễn Nể, nơi ông thường ngâm vịnh trong đó với tự hiệu là Sào Ông.
 
=='''-Sự nghiệp'''==
Năm [[Quý Hợi]] (1803), khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du từ [[Quỳnh Hải]] đem quân lương đi đón vua Gia Long, đến Phù Dung, trấn [[Sơn Nam (trấn)|Sơn Nam Thượng]] thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay tri huyện Phù Dung, phủ [[Khoái Châu]], trấn Sơn Nam (nay là huyện [[Phù Cừ]], tỉnh [[Hưng Yên]]). Sự kiện này giống như [[Tần Phi Tử|Phi Tử]] đời [[Chiến Quốc]] dâng ngựa cho vua [[Chu Hiếu Vương]] mà được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử.
 
Dòng 126:
 
Năm [[Giáp Thân]] (1824), di cốt của ông được cải táng về quê nhà là làng [[Tiên Điền]], [[Hà Tĩnh]].<ref>''Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm'', Nhà xuất bản Giáo dục, 2002, tr. 27-30.</ref>
 
== '''-GIA ĐÌNH''' ==
''Nguyễn Du có 3 vợ và 18 con.Trong đó gồm:''
 
+Chính thất Đoàn Thị Huệ, người làng An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam(nay là tỉnh Thái Bình).Bà là ái nữ của tiến sĩ Đoàn Nguyễn Thục,là em ruột của Đoàn Nguyễn Tuấn
 
+Thứ nam là Nguyễn Tứ,là con của bà Đoàn Thị Huệ
 
==Tác phẩm==