Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Thanh Giản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 97:
Nhà sử học Phạm Văn Sơn cho rằng việc Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự sát không phải vì hổ thẹn với nhân dân mà chỉ là do sức ép từ các vị quan khác:<blockquote>''...Thiếu tá Ansart có gửi cho tham mưu trưởng Reboul một bức thư đề ngày 4-8-1867 có đoạn nói sau khi để mất 3 tỉnh miền Tây Phan Thanh Giản vẫn không có ý quyên sinh nhưng vì áp lực của một số quan lớn mà Phan phải dùng độc dược. Khi các quan còn có mặt ở Vĩnh Long thầy thuốc Leconia có đưa thuốc giải độc đến để cấp cứu nhưng Phan từ khước. Người ta đã phải lợi dụng những phút Phan bị ngất đi để đổ thuốc cho ông nhưng quá muộn rồi. Ông già đã nuốt quá nhiều thuốc phiện giấm thanh sau nhiều ngày nhịn đói và sầu muộn...''
 
''Cũng trong bức thư này, Ansart kể rằng người Pháp đã tận lực cứu vị kinh lược miền Tây nên mới đưa thầy thuốc Leconia tới. Có điểm đáng chú ý: Sau khi các quan rời Vĩnh Long thì Phan không những chịu uống thuốc giải độc mà còn thiết tha sống là đằng khác. Phan luôn hỏi cha Mac: "Tôi có thoát chết được không Cha"''<ref>''Tập san Sử Địa'' số 7-8 Đặc khảo về Phan Thanh Giản tr80.</ref> </blockquote> Soái phủ Pháp là [[Pierre-Paul de La Grandière]] sai đưa linh cữu ông với đoàn binh hộ tống về Bảo Thạnh an táng. Mộ ông rất khiêm nhường, đề 7 [[chữ Nho]]: ''Lương Khê Phan lão nông chi mộ'' (梁溪潘老農之墓), giao cho Phan Đôn Hậu và Phan Đôn Khải chăm nom.<ref name="Abrégé">Schreiner, Alfred. ''Abrégé histoire d'Annam''. Sài Gòn: Imprimerie Coudouret & Montégout, 1906. Tr 288</ref>
 
Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã [[Bảo Thạnh]], huyện [[Ba Tri]], [[Bến Tre]]. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng [[núi Ba Thê]], thuộc huyện [[Thoại Sơn]], tỉnh [[An Giang]] vẫn coi ông là một vị thần [[Thành hoàng]]. Ngoài ra ông còn được thờ tại [[Văn Thánh Miếu Vĩnh Long]].