Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cực lạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
bổ sung nội dung, sữa lỗi chính tả
Thẻ: Đã bị lùi lại Thêm liên kết dưới Liên kết ngoài hoặc Tham khảo Soạn thảo trực quan
Dòng 1:
{{Xem Wiktionary}}
'''Cực lạcLạc''' (zh. 極樂, sa. ''sukhāvatī'', ja. ''gokuraku'',bo. ''bde chen zhing'' བདེ་ཆེན་ཞིང་), còn được gọi là '''An lạcLạc quốc''' (zh. 安樂國), là tên của Tây phương Tịnh độĐộ, nơi [[Phật]] [[A-di-đà|A Di Đà]] tiếp dẫn. [[Tịnh độ]] này được vị nàyNgài tạo dựng lên bằng thiện nguyện của mình và thường được nhắc đến trong các kinh điển [[Đại thừa]]. Tịnh độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A-di-đà và kiên trì niệm danh hiệu của ngài cùng giữ đúng các hạnh (chọn đại hạnh bỏ tạp hạnh) hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập [[Niết-bàn]].
 
== Cõi Cực Lạc được Đức Phật nói qua "Kinh A Di Đà" ==
 
=== Phật nói Kinh A Di Đà: ===
Chánh văn:
 
'''Phật cáo Trưởng lão Xá Lợi Phất: “Tùng thị Tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc kỳ độ hữu Phật hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp”.'''
Tịnh độ này được nhắc nhiều trong các bộ ''A-di-đà kinh'' (sa. ''amitābha-sūtra''), ''Vô Lượng Thọ kinh'' (sa. ''sukhāvatī-vyūha''), ''Quán vô lượng thọ kinh'' (sa. ''amitāyurdhyāna-sūtra'').
 
Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây cách nơi đây 10 vạn ức cõi Phật. Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do A-di-đà phát ra. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa trời(hoa [[Mạn-đà-la]]) nhạc trời và châu báu. Ở đó không có các đường ác mà chỉ có các bậc bồ tát, cùng chúng [[Thanh Văn]], [[Duyên Giác]]. Chúng sinh nhờ nguyện lực được sinh về thế giới này từ trong hoa sen (liên hoa hóa sinh), mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già chết bệnh tật. Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe A-di-đà giảng pháp, bên cạnh có hai vị Đại [[Bồ Tát]] [[Quán Thế Âm]] và [[Đại Thế Chí]].
Dịch nghĩa:
con đường tu để đến cõi Cực Lạc là có đủ tín, nguyện, hạnh. Tín là tin hoàn toàn nơi Phật trí, nguyện là phải phát nguyện vãng sinh, hạnh là công đức tu tập.
 
Đức Phật bảo Trưởng lão [[Xá-lợi-phất|Xá Lợi Phất]] rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đang nói [[Pháp (tôn giáo)|Pháp]].
 
=== Những thứ nhiệm mầu ở cõi Cực Lạc: ===
Chánh văn:
 
'''“Xá Lợi Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc? Kỳ quốc chúng sanh vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc. Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la-võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực lạc.”'''
 
'''“Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa, Tứ biên giai đạo, kim ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành; thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não nhi nghiêm sức chi. Trì chung liên hoa, đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm."'''
 
Dịch nghĩa:
 
Này Xá Lợi Phất, cõi đó vì sao tên là Cực Lạc?
 
Vì chúng sinh trong cõi đó không có những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên cõi đó tên là Cực Lạc.
 
Này Xá Lợi Phất, lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng [[lan can]], bảy từng lưới giăng, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên cõi đó tên là Cực Lạc.
 
Này Xá Lợi Phất, lại nữa trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.
 
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.
 
Này Xá Lợi Phất, cõi Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như vậy.
 
Thích nghĩa:
 
'''Không có những sự khổ:''' Khổ thì rất nhiều, nhưng không ngoài tám thứ sau:
 
-Sinh là khổ: Người sinh và kẻ được sinh ra đều khổ.
 
-Già là khổ: Mỗi tuổi mỗi già hóa ra lóng ngóng, mắt lờ tai điếc, tay chân run rẩy, thân thể bất an, ngày đêm mệt mỏi.
 
-Bệnh là khổ: Thân bệnh và tâm bệnh đều khổ.
 
-Chết là khổ: Khi sắp chết thì toàn thân đau nhức, sáu giác quan yếu dần.
 
-Thương mến nhau mà phải xa lìa là khổ.
 
-Cầu không toại ý là khổ.
 
-Oán ghét nhau mà phải ở bên nhau hay thường đối đầu nhau là khổ.
 
-Thân năm ấm tăng giảm bất chừng là khổ.
 
'''Bảy lớp lan can''': chỉ cho 7 thánh pháp để thành tựu Phật đạo, gồm:
 
-Tín tài:Tin nhận tự tánh thanh tịnh bản nhiên (tin nhận chánh pháp).
 
-Giới tài: Giữ tâm địa giới thanh tịnh.
 
-Tàm tài: tự hổ thẹn không tạo nghiệp nhân xấu ác.
 
-Quí tài: tự hổ thẹn với pháp bất thiện, và pháp sanh diệt.
 
-Văn tài: hướng tâm miên mật nghe lại tự tánh Di Đà.
 
-Thí tài: xả ly rốt ráo ngã chấp và pháp chấp, cũng gọi là hằng thuận pháp tánh tức nghe bằng nghe, thấy bằng cái thấy...
 
-Huệ tài: nhiếp tâm không tán loạn để soi rõ tánh chân thật của các pháp.
 
Bảy pháp thánh tài này như bao lơn bao bọc chung quanh hành giả vậy, nên kinh gọi là “Thất trùng lan thuẩn”.
 
'''Bảy lớp lưới giăng''': Dụ cho 7 thánh nhân, gồm:
 
'''-'''Tùy tín hành: Tin tự tánh Di Đà thanh tịnh bổn nhiên, mà thực hành.
 
-Tùy pháp hành: Tin pháp niệm danh tự tánh mà thực hành.
 
-Tín giải: Tin tự tánh giải mở mọi chấp thủ (triền phược) mà thực hành.
 
-Kiến chí: Thấy chỗ tột cùng của giải thoát mà hành trì.
 
-Thân chứng: Tự tâm hành giả đạt được nhất tâm bất loạn, hay chứng vào vô sanh.
 
-Huệ giải thoát: Nhờ nương vào ánh sáng vô lượng của chân tâm nên lìa khỏi mọi vướng mắc, đoạn trừ các lậu hoặc.
 
-Câu giải thoát: Nhờ phát huy huệ giải thoát đến rốt ráo nên lìa hẳn chướng phiền não và chướng sở tri, được diệt tận định.
 
Bảy lớp lưới báu ở trên bao bọc, che chở, làm cho hành giả thoát hẳn hai thứ phiền não và sở tri; đạt thành giải thoát tối thượng.
 
'''Bảy lớp hàng cây''': Dụ cho 7 thắng pháp nhờ nương vào tự tánh Di Đà, gồm:
 
-Thân thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên đạt thân kim cương bất hoại.
 
-Như pháp trụ thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên chân tâm như pháp trụ, mà không bị vọng tâm chi phối làm cho sai lạc chân thật.
 
-Trí thắng: Nhờ nương tự tánh Di Đà nên thành tựu 4 trí vô ngại (pháp vô ngại trí, nghĩa vô ngại trí, từ vô ngại trí, biện vô ngại trí).
 
-Cụ túc thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên đầy đủ muôn hạnh lành.
 
-Hành xứ thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên tâm hành xứ diệt, thành tựu chánh định rốt ráo.
 
-Bất khả tư nghì thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà, nên sức oai thần của chân tâm không thể nghĩ bàn hiển lộ.
 
-Giải thoát thắng: Nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên lìa hẳn chướng phiền não và chướng sở tri, giải thoát hoàn toàn.
 
Bảy thắng pháp này trụ vững gốc rễ như bảy hàng cây báu, giúp hành giả đạt thành giải thoát giác ngộ, hay chứng đắc [[Niết-bàn]].
 
'''Bốn chất quý báu''' bao bọc giáp vòng: Vàng, bạc, lưu li, pha lê, biểu trưng cho bốn đức tính của Niết-bàn là: Thường - lạc – ngã - tịnh, cũng dụ cho pháp thân bao trùm bốn phương; nên ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ nói: “Thân báu Di Đà tại đáy lòng, bốn phương thân pháp tỏa mênh mông”.
 
'''Nước tám công đức''':
 
1) Trừng thanh (lặng trong), khác với nước ở cõi phàm là vẩn đục.
 
2) Thanh lãnh (mát dịu), khác với nước cõi phàm là khi thì lạnh quá, lúc thì nóng quá.
 
3) Cam mỹ (ngon ngọt), khác với nước cõi phàm lúc thì mặn quá, khi thì nhạt quá.
 
4) Khinh nhuyễn (mềm nhẹ), khác với nước cõi phàm là nặng chìm.
 
5) Nhuận trạch (đượm nhuần, bóng nhoáng), khác với thứ nước cõi phàm là ướt át, thối nát, phai mầu, nhợt nhạt.
 
6) An hòa (yên ổn, hòa nhã), khác với thứ nước cõi phàm là chảy mau và dữ tợn.
 
7) Trừ cơ khát (hết đói khát), khác với thứ nước cõi phàm là có lúc sinh ra lạnh bụng.
 
8) Trưởng dưỡng chư căn (nuôi lớn mọi căn), khác với mọi thứ nước cõi phàm là làm tổn hoại mọi căn, làm rối loạn sinh mạng, làm chìm đắm tâm tư.
 
Để cho dễ nhớ, có thể gọi là "Sạch, Nhẹ, Ngọt, Mát, Nhuần, An, Trưởng, Trừ."
 
[[Hoa sen (Phật giáo)|Hoa sen]] '''như bánh xe''': Hoa sen là dụ cho tự tánh không nhiễm ô, hay tuệ giải thoát tối thượng, đạt thành mạng sống vô lượng (bởi tánh giác vô thủy vô chung), ánh sáng vô lượng (tuệ giác trùm khắp pháp giới). Màu xanh biểu trưng cho '''định căn''', vàng biểu trưng cho '''niệm căn''', đỏ biểu trưng cho '''tinh''' '''tấn căn''', trắng biểu trưng cho '''tín căn''', và một màu tổng hợp biểu trưng cho '''tuệ căn''', tạo nên nhất chân pháp giới; một là tất cả, và tất cả là một. Đó chính là ánh sáng giác ngộ của chư Phật, và cũng biểu trưng cho hào quang của Đức Phật vậy.
 
Chánh văn:
 
'''“Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên mạn đà la hoa, kỳ độ chúng sanh thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích thạnh chúng diệu hoa cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời hườn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.”'''
 
'''“Phục thứ Xá Lợi Phất! Bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch hạc, Khổng tước, Anh võ, Xá lợi, Ca lăng tần già, Cộng mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm, kỳ âm diễn xướng: ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần, như thị đẳng pháp, kỳ độ chúng sanh văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Nhữ vật vị thử điểu, thiệt thị tội báo sở sanh. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc độ vô tam ác đạo. Xá Lợi Phất! Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thiệt, thị chư chúng điểu, giai thị A Di Đà Phật dục linh pháp âm tuyên lưu biến hóa sở tác.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc đồng thời câu tác, văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm. Xá Lợi Phất! Kỳ Phật quốc độ, thành tựu, như thị công đức trang nghiêm.”'''
 
Dịch nghĩa:
 
Lại nữa này Xá Lợi Phất, trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời [[Mạn-đà-la]]. Chúng sinh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc, ăn cơm xong đi kinh hành. Này Xá Lợi Phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
 
Lại nữa này Xá Lợi Phất, cõi đó thường có những giống chim màu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã. Tiếng chim đó diễn nói những pháp như năm căn, năm lực, bảy phần giác ngộ, [[Bát chính đạo|tám phần giác ngộ]]... Chúng sinh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
 
Này Xá Lợi Phất, thầy chớ cho rằng những giống chim đó thật là do tội báo sinh ra. Vì sao như vậy? Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ.
 
Này Xá Lợi Phất, cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có, huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi.
 
Này Xá Lợi Phất, trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm ngàn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sinh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
 
Này Xá Lợi Phất, cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
 
Thích nghĩa:
 
'''Những giống chim xinh đẹp như''': Bạch hạc, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mạng; ngày đêm sáu thời kêu lên tiếng hòa nhã: Tiếng chim là dụ cho tiếng hữu tình trong suốt ngày đêm, tức phát ra bất cứ lúc nào. Nhưng nhờ nương vào tự tánh Di Đà nên làm cho một ánh sáng của chân tâm (nhất minh tinh) phát sinh ra sáu hòa hợp, hay sáu căn hỗ dụng, mà không bị biến kế sở chấp hay vọng tâm đánh lừa. Thứ nữa, ở cảnh giới cực lạc thì không còn nghiệp thức, nên không có súc sanh như cảnh dục; nhưng đây là đức Phật dụ cho tiếng hữu tình cũng thuộc pháp giới tánh bổn nhiên, và tự tánh Di Đà cũng chính là Phật tánh bổn nhiên vô sở trụ, nên tạo thành năm căn, năm lực, bảy phần bồ đề, và tám chánh đạo (thuộc viên đốn).
 
'''Tiếng chim diễn nói pháp Năm căn, năm lực, bảy phần bồ đề và tám chánh đạo''': Đây là trình bày 37 phẩm đạo của [[Bồ tát|Bồ-tát]] thuộc viên giáo, nên Bồ-tát thấy bốn đế là huyễn lập trong vọng tâm (vô khổ, vô tập, vô diệt, vô đạo).
 
'''Ngũ căn''' (năm căn bổn, cội gốc):
 
1. Tín căn: Tin pháp niệm danh tự tánh Di Đà để đạt thành cội gốc bất sanh bất diệt, hay nhất tâm.
 
2. Tinh tấn căn: Miên mật dụng công niệm danh tự tánh Di Đà không ngừng nghỉ, khi nào đạt nhất tâm mới thôi.
 
3. Niệm căn: Chỉ một hướng để tâm niệm tự tánh Di Đà, mà không để cho tâm leo qua cơ cảnh khác.
 
4. Định căn: Nhờ miên mật niệm tự tánh Di Đà, nên đạt thành định tâm.
 
5. Tuệ căn: Nhờ nhất tâm bất loạn nên đạt thành vô lượng quang.
 
'''Ngũ lực''' (năm sức mạnh làm cho 5 căn vững chắc):
 
1. Tín lực: làm cho gốc tin (Tín căn) lớn mạnh bởi niệm tự tánh, nên phá hết nghi hoặc, tà tâm và phiền não.
 
2. Tinh tấn lực: Sức tinh tấn không mệt mỏi trong dụng công niệm tự tánh, nên đạt thành sức mạnh vượt thoát sinh tử.
 
3.Niệm lực: làm cho Niệm căn lớn mạnh, phá hết mọi tà niệm, thành tựu được công đức chánh niệm xuất thế gian.
 
4. Định lực: làm cho Định căn lớn mạnh bởi niệm tự tánh, nên phá hết mọi tư tưởng lăng xăng rối loạn, thành tựu được tâm Định.
 
5. Tuệ lực: làm cho Tuệ căn lớn mạnh bởi niệm tự tánh, nên trừ hết mê hoặc bởi mười kiết sử, phát ra được trí huệ vô lậu.
 
'''Thất Bồ Đề Phần hay là Thất Giác Phần''' (7 phần giác ngộ):
 
1. Trạch pháp giác phần: Nhờ nương vào niệm tự tánh Di Đà nên trí tuệ tự soi rõ các pháp, mà không khởi thức phân biệt.
 
2. Tinh tấn giác phần: Nhờ niệm tự tánh Di Đà miên mật tạo thành lực chuyển y (tinh tấn)đến nhất tâm.
 
3. Hỷ giác phần: Mỗi khi vọng niệm bị loại trừ thì niềm hỷ lạc tự nhiên phát sanh.
 
4. Khinh an giác phần: Mỗi khi hỷ lạc phát sanh thì tâm trở nên nhẹ nhàng an lạc.
 
5. Niệm giác phận: Tâm thuần niệm tự tánh cho đến khi đạt được định bổn nhiên.
 
6. Định giác phần: Đạt được nhất tâm bất loạn, đến đây sanh đã tận, những lậu hoặc đã đoạn trừ, nên tâm thường định.
 
5. Xả giác phần: Mỗi khi đạt được nhất tâm bất loạn thì chướng phiền não và chướng sở tri tự đoạn trừ, tâm giải thoát hiện hữu.
 
'''Bát Thánh Đạo Phần''' (8 phần Thánh Đạo):
 
Xem thêm:
 
[[Bát chính đạo|Bát chánh đạo]].
 
=== Nguyên nhân vì sao nên phát nguyện cầu sinh sang Cực Lạc: ===
Chánh văn;
 
'''“Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Bỉ Phật hà cố hiệu A Di Đà? Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A Di Đà.”'''
 
'''“Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhơn dân, vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, cố danh A Di Đà.'''
 
'''Xá Lợi Phất! A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp.”'''
 
'''“Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật hữu vô lượng vô biên Thanh văn đệ tử, giai A la hán, phi thị toán số chi sở năng tri; chư Bồ-tát chúng diệc phục như thị.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.”'''
 
'''“Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ chúng sanh sanh giả, giai thị a bệ bạt trí, kỳ trung đa hữu nhứt sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên a tăng kỳ thuyết.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Chúng sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhơn câu hội nhứt xứ.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhơn duyên, đắc sanh bỉ quốc.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.”'''
 
Dịch nghĩa:
 
Này Xá-Lợi-Phất, Ý thầy nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?
 
Này Xá-Lợi-Phất, đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại, vì thế nên hiệu là A Di Đà.
 
Này Xá-Lợi-Phất, đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.
 
Này Xá-Lợi-Phất, đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay, đã được mười kiếp.
 
Lại nữa này Xá-Lợi-Phất, đức Phật đó có vô lượng vô biên đệ tử Thanh Văn đều là bậc [[A-la-hán]], chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ-tát cũng đông như thế.
 
Này Xá-Lợi-Phất, cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
 
Lại nữa này Xá-Lợi-Phất, trong cõi Cực Lạc, những chúng sinh vãng sinh vào đó đều là bậc bất thối chuyển.
 
Trong đó có rất nhiều vị là bậc nhất sinh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi.
 
Này Xá-Lợi-Phất, chúng sinh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sinh về cõi đó.Vì sao như vậy? Vì được cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế trở về một chỗ.
 
Này Xá-Lợi-Phất, Không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sinh về cõi đó.
 
Này Xá-Lợi-Phất, nếu có người trai hiền gái lành nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, đạt đến nhất tâm bất loạn.
 
Thời người đó đến lúc mạng mạch của vọng thức chấm dứt tức được đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Lúc vọng thức đã bị đoạn tận thì tâm không còn điên đảo, liền được vãng sinh về cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
 
Này Xá-Lợi-Phất, Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.
 
Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sinh về cõi Cực Lạc.
 
Thích nghĩa:
 
'''Bậc bất thối chuyển''': Bậc này nhờ niệm tự tánh Di Đà đạt thành nhất tâm, được pháp vô sanh nên tâm không còn thối chuyến, hay rơi rụng. Kể từ địa thứ tám (bất động địa) trở lên.
 
'''Bậc nhất sanh bổ xứ''': Chỉ cho bậc Bồ-tát đẳng giác, cũng gọi là Bồ tát ở địa thứ chín nên chỉ còn một đời nữa là thành Phật (bổ xứ), như Bồ tát Di Lặc chỉ một lần (nhất sanh) chuyển thức thành trí là thành Phật. Diệu giác là quả vị Phật, thì đẳng giác là kế quả vị Diệu giác.
 
'''Bậc thượng thiện nhân''': Nhờ niệm tự tánh Di đà nên bậc Bồ-tát giữ tâm bất loạn, gọi là thượng nhân.
 
'''Thiện căn''': Căn là cái gốc, thiện là lành. Đây là chỉ cho thiện vô lậu.
 
'''Nhất tâm bất loạn''': Nhất là thuần nhất, bất loạn là định; là tự tịnh tâm ý. Vọng tâm thì có nhiều thứ và có sai khác, còn nhất tâm thì toàn là chân tâm.
 
'''Lâm mạng chung thời''': Lâm thời là đến lúc, mạng chung là mạng mạch của dòng thức chấm dứt (vọng thức); chứ không phải [[chết]].
 
'''Tâm bất điên đảo''': tâm không còn điên đảo, nên [[Bát-nhã tâm kinh]] nói: “'''lìa hẳn điên đảo'''”. Có hai loại điên đảo: Một là sự vẽ vời của ý thức, cũng gọi là mở mắt [[chiêm bao]]. Hai là sự chấp thủ của mạt na thức, cũng gọi là nhắm mắt chiêm bao.
 
Chánh văn:
 
'''“Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi: Nhứt thiết chư Phật sở hộ niệm kinh?”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn văn thị kinh thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả, thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhơn, giai vi nhứt thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thối chuyển ư A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Thị cố Xá Lợi Phất! Nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ, cập chư Phật sở thuyết.”'''
 
'''“Xá Lợi Phất! Nhược hữu nhơn dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A Di Đà Phật quốc giả, thị chư nhơn đẳng giai đắc bất thối chuyển ư A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, ư bỉ quốc độ nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh.”'''
 
'''“Thị cố Xá Lợi Phất! Chư thiện nam tử, thiện nữ nhơn, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện sanh bỉ quốc độ.”'''<ref>{{Chú thích web|url=https://chuatulam.net/a1286/kinh-a-di-da|tựa đề=Kinh A Di Đà (Hán Âm)|ngày=19/03/2019|url-status=live|ngày truy cập=15/09/2021}}</ref>
 
Dịch nghĩa:
 
Này Xá-Lợi-Phất, ý thầy thế nào? Vì sao kinh tên là: Hết thảy Chư Phật Sở Hộ Niệm?
 
Này Xá-Lợi-Phất, nếu có người trai hiền gái lành nào nghe kinh này mà thọ trì, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những người trai hiền gái lành ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.
 
Này Xá-Lợi-Phất, cho nên quý thầy đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói. Này Xá-Lợi-Phất, nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sinh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cõi nước kia, hoặc đã sinh về, hoặc hiện nay sinh về, hoặc sẽ sinh về.
 
Vì vậy cho nên, này Xá-Lợi-Phất, những người trai hiền gái lành nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sinh về cõi nước kia.<ref>{{Chú thích web|url=https://thuvienhoasen.org/a24644/luoc-giai-kinh-a-di-da|tựa đề=Lược Giải Kinh A Di Đà|tác giả=Thích Minh Điền|ngày=23/01/2016 03:15 PM|url-status=live|ngày truy cập=15/09/2021}}</ref>
 
 
Tịnh độ này còn được nhắc trong [[Kinh Vô Lượng Thọ]] (sa. ''sukhāvatī-vyūha''), [[Kinh Quán Vô Lượng Thọ]] (sa. ''amitāyurdhyāna-sūtra''),... những người lúc lâm chung mà tâm không sợ hãi và ở tại thế người đó có phước đức thì sẽ nhìn thấy được Đức [[Phật]] [[A-di-đà|A Di Đà]] cùng hàng Thánh chúng hiện ra dẫn dắt người đó qua cõi [[Cực lạc|Cực Lạc]]. Họ sẽ hóa sinh ra ở cõi ấy bằng hình tướng là những em bé trai trần truồng, sẽ được hai vị [[Quán Thế Âm]] [[Bồ tát|Bồ-tát]] và [[Đại Thế Chí]] [[Bồ tát|Bồ-tát]] nuôi nấng trong những bông hoa sen và đợi cho đến khi hoa nở thì sẽ thấy được [[Phật]] [[A-di-đà|A Di Đà]].
 
"Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung,
 
Cửu phâm liên hoa vi phụ mẫu
 
Hoa khai kiến [[A-di-đà|Phật]] ngộ Vô sanh
 
Bất thoái [[Bồ tát|Bồ-tát]] vi bạn lữ."
 
Tạm dịch:
 
Nguyện sanh về Tây phương nước Tịnh,
 
Chín phẩm [[Hoa sen (Phật giáo)|Hoa sen]] là cha mẹ
 
Hoa nở thấy Phật hiểu Vô sanh
 
Bật Bồ tát là bạn bè mãi mãi.
 
Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập [[Niết-bàn]]. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe [[Phật A Di Đà]] giảng pháp, bên cạnh có hai vị Đại [[Bồ Tát]] là [[Quán Thế Âm]] và [[Đại Thế Chí]]. Con đường tu để đến cõi Cực Lạc là có đủ tín, nguyện, hạnh. Tín là tin hoàn toàn nơi Phật trí, nguyện là phải phát nguyện vãng sinh, hạnh là công đức tu tập.
 
== Tham khảo ==
Hàng 14 ⟶ 330:
 
== Xem thêm ==
* [[Tịnh độ tông|Tịnh Độ tông]]
*[[Kinh A di đà|Kinh A Di Đà]]
*[[A-di-đà|A Di Đà Phật]]
 
{{Viết tắt Phật học}}
 
{{sơ khai Phật giáo}}
 
[[Thể loại:Triết lí Phật giáo]]