Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 42:
===Nga rút khỏi Thế chiến===
Sau Cách mạng tháng 10, chính phủ đã ban hành "Sắc lệnh về hòa bình", trong đó mời tất cả các nước tham chiến trong Thế chiến I bắt đầu ngay các cuộc đàm phán hòa bình. Nhưng duy nhất chỉ có các nước thuộc [[Liên minh Trung tâm]], kẻ thù của Nga trong cuộc chiến, là đồng ý đàm phán. Năm tháng sau, ngày 3/3/1918, chính quyền [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga|Nga Xô viết]] mới được thành lập đã ký [[hòa ước Brest-Litovsk]] với Đức, chính thức chấm dứt chiến tranh trên mặt trận phía Đông, nước Nga Xô viết đã rút khỏi cuộc chiến một cách hiệu quả.
 
Vào tháng 11 năm 1917, tại một cuộc họp đại diện các nước thuộc [[Entente]] (Đồng minh) ở Romania với sự chỉ huy của [[Phương diện quân Romania]] và [[Phương diện quân Tây Nam (Đế quốc Nga)|Tây Nam]] của [[quân đội Đế quốc Nga]], đã phát triển một kế hoạch vũ trang chống lại việc thiết lập quyền lực của Xô viết ở [[Ukraine]] và [[Bessarabia]] nhằm ngăn chặn việc Nga rút khỏi cuộc chiến. Sau khi lực lượng Bolshevik [[Bolshevik chiếm đóng Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao|chiếm giữ Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh]] ở [[Mogilev]], các đại diện quân sự của Đồng minh đã chuyển từ Mogilev đến Kiev, hy vọng ít nhất sẽ bảo toàn phần Ukraine của mặt trận Nga cho đến mùa xuân.
===Lê dương Tiệp Khắc===
Lính Lê dương Tiệp Khắc vào thời điểm đó kiểm soát hầu hết tuyến đường sắt xuyên Siberia, và tất cả các thành phố lớn [[Siberia|khu vực Siberia]]. Việc ký kết hòa ước Brest-Litovsk đảm bảo tù binh chiến tranh sẽ được chuyển đến và đi từ mỗi nước. Tù binh từ [[Áo-Hung]] và một số dân tộc khác, trong đó có [[Tiệp Khắc]] đào ngũ sang quân đội Nga. Người [[Tiệp Khắc]] luôn muốn có một quốc gia độc lập, và người Nga đã hỗ trợ điều ấy, thiết lập đơn vị đặc biệt Lê dương Tiệp Khắc nhằm mục đích chống lại [[Liên minh Trung tâm]].