Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Rocketaccelerator (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tocdoso1Bot
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 105:
|altname3=Đại Minh đế quốc}}
{{Lịch sử Trung Quốc}}
'''Nhà Minh''', quốc hiệu chính thức là '''Đại Minh''', là [[Triều đại Trung Quốc|triều đại cai trị]] [[Trung Quốc]] từ năm 1368 đến năm 1644 sau sự sụp đổ của triều đại [[nhà Nguyên]] do người [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] lãnh đạo. Nhà Minh là hoàng triều đại Trung Quốc cuối cùng của [[người Hán]]. Mặc dù kinh đô chính [[Bắc Kinh]] đã thất thủ vào năm 1644, trước cuộc nổi dậy do [[Lý Tự Thành]] (người thành lập nhà [[Đại Thuận]] sớm bị thay thế bởi [[nhà Thanh]] của [[người Mãn Châu]]) cầm đầu, nhiều [[Quốc gia tàn tồn|quốc gia tàn dư]] được cai trị bởi những thành viên còn lại của [[hoàng tộc nhà Minh]] – gọi chung là [[Nam Minh]] – vẫn tồn tại đến năm 1662.{{Efn|Chế độ trung thành với nhà Minh, ''[[Vương quốc Đông Ninh]]'', do nhà họ Trịnh cai trị, thường không được coi là một phần của Nam Minh.}}
 
[[Minh Thái Tổ]] ra sức xây dựng một xã hội gồm các cộng đồng nông thôn tự túc được sắp xếp theo một hệ thống khắt khe, bất dịch, nhằm đảm bảo và hỗ trợ một lớp binh lính dài hạn cho triều đại của mình;{{sfnp|Trương Văn Hiến|2008|pages=148–175}} quân đội thường trực của đế quốc có quân số hơn một triệu người và các xưởng đóng tàu hải quân ở [[Nam Kinh]] là lớn nhất thế giới đương thời.{{sfnp|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=271}} Minh Thái Tổ cũng rất cẩn thận trong việc tiêu trừ quyền lực của tầng lớp [[hoạn quan]] và các đại thần ngoại tộc,{{sfnp|Robert|1961|pages=115–148}} phân phong lãnh thổ cho nhiều người con trai trên khắp Trung Quốc rồi cố gắng răn dạy các vương gia này thông qua ''[[Hoàng Minh Tổ huấn]]'', một bộ chỉ thị rường cột được ban hành từ trước. Hoạch định của Minh Thái Tổ sớm đổ bể khi hoàng đế thiếu niên kế vị ông, [[Minh Huệ Đế|Minh Huệ Tông]], cố gắng hạn chế quyền lực trong tay những người chú của mình, thúc đẩy [[chiến dịch Tĩnh Nan]], một cuộc nổi dậy đưa [[Minh Thành Tổ]] lên ngai vàng vào năm 1402. Minh Thành Tổ chọn Yên Kinh làm kinh đô mới, đổi tên nơi này thành [[Bắc Kinh]], cho xây dựng [[Tử Cấm Thành|Tử Cấm thành]], khôi phục [[Đại Vận Hà]] và đưa các kỳ [[khoa cử]] trở lại vị trí số một trong công tác tuyển dụng quan lại. Ông tưởng thưởng cho các hoạn quan phò tá mình, dùng họ như một đối trọng chống lại các [[sĩ đại phu]] Nho giáo. Hoạn quan [[Trịnh Hòa]] là người dẫn đầu [[Trịnh Hòa hạ Tây Dương|bảy chuyến hải trình lớn]] thăm dò [[Ấn Độ Dương]], đến tận Ả Rập và các bờ biển phía đông [[châu Phi]].