Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuấn Khanh (nhạc sĩ sinh 1933)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
}}
 
Nhạc sĩ '''Tuấn Khanh''' (sinh năm [[1933]]) tại Nam Định là một nhạc sĩ có nhiều ca khúc nổi tiếng. Ngoài nghệ danh Tuấn Khanh ông còn dùng nhiều tên khác như Thương Hoài Thương; Trần Kim Phú; Hoàng Mộng Ngân... Ông còn là một ca sĩ với nghệ danh '''Trần Ngọc'''.
 
==Tiểu sử==
Ông tên thật là '''Trần Trọng Ngọc''', sinh ngày 10 tháng 12 năm [[1933]] tại [[Nam Định|Nam Ðịnh]].
 
Năm 1950, gia đình ông chuyển về sống ở [[Hà Nội]]. Ông học [[vĩ cầm]] từ người anh cả. Sau đó ông học thầy Nguyễn Văn Diệp (vốn là học sinh trường “Pháp quốc Viễn đông âm nhạc viện” từ năm 1927). Từ thầy Diệp, ông lại được học thầy người Pháp tên là De Haut, đến khi thầy về Pháp thì được giới thiệu học thầy Rits. Tuy học violin nhưng nhạc sĩ Tuấn Khanh lại có cả giọng hát bẩm sinh rất hay. Năm 1953, ông ghi danh cuộc thi giọng hát hay của Đài Pháp-Á và đoạt giải nhì sau nữ ca sĩ Thanh Hằng (sau này là ca sĩ Lệ Hằng). Cũng trong năm này ông giành giải nhất tranhthanh nhạc trong cuộc thi của [[Đài phát thanh Hà Nội]].
 
Năm 1955, ông [[Cuộc di cư Việt Nam, 1954|di cư vào miền Nam]] Việt Nam. Tại [[Sài Gòn]], ông đàn ở đài phát thanh và ban giao hưởng của [[Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ]]. Nhạc phẩm đầu tiên của ông là "''Ðò ngang''" (viết cùng [[Y Vân]]) và lấy bút danh là Tuấn Khanh. Nói về bút danh, ông có người anh tên là Trần Trọng Tuấn, là người khai tâm trong âm nhạc cho ông vào thuở ban đầu. Khi Tuấn Khanh quyết định vào Nam, ông muốn lấy một cái tên ghi nhớ kỷ niệm với người anh của mình, nên ghép tên của người anh này và người con đầu lòng của Trần Trọng Tuấn (tên Trần Trọng Khanh), trở thành Tuấn Khanh. Tuấn Khanh là nghệ danh ông chỉ ký với các sáng tác nhạc thính phòng, còn khi sáng tác nhạc đại chúng ông lại lấy những tên khác. lý do của việc lấy bút danh khác như vậy là ông muốn cái tên Tuấn Khanh của mình chỉ gắn với loại nhạc thính phòng mang tính chất sang cả, còn các bài nhạc đại chúng thì viết với tên khác. Tuy nhiên, dù những bài hát đại chúng không được đánh giá cao về mặt nhạc lý, nhưng lại vô cùng ăn khách và bán được rất nhiều bản nhạc rời. Theo ông kể thì sồ tiền thu được này đã giúp ông trang trải được cuộc sống trong hoàn cảnh khó khăn vào thời điểm năm 1968, ngoài ra còn dư tiền để ông tậu được một xế hộp cũ.