Khác biệt giữa bản sửa đổi của “SU-152”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
Sự phối hợp chặt chẽ giữa pháo binh và công binh là một yếu tố quan trọng giúp cho Hồng quân giành được chiến thắng trong [[Chiến dịch Sao Thiên Vương]]. Tuy nhiên, phần lớn số pháo binh của Hồng quân là các loại pháo kéo chứ không phải pháo tự hành. Sự thiếu hụt về tính cơ động của các loại pháo binh càng trở nên trầm trọng hơn trong tình hình đường sá giao thông thưa thớt, tuyết rơi dày đặc và các phương tiện cơ giới kéo pháo thì không đầy đủ. Các loại pháo kéo cũng tỏ ra dễ tổn thương trước các đợt phản kích của quân thù, đặc biệt khi chúng được kéo bởi ngựa hay bằng sức người. Các khẩu pháo hạng nặng 152 ly lại càng gây nhiều khó khăn hơn trong việc vận chuyển với khối lượng quá lớn và tiết diện tiếp xúc của bánh xe quá nhỏ; điều này khiến nó không thể được vận chuyển băng qua các sông, suối, cầu và thường bị bỏ lại phía sau.
 
Rõ ràng các cán bộ lãnh đạo của Liên Xô không hài lòng với tình trạng này. Tháng 12/1942 Ủy ban Quốc phòng Nhà nước đã yêu cầu các cơ quan quốc phòng tập trung phát triển các loại thiết giáp với vũ khí chính là khẩu pháo [[152-mm gun-howitzer M1937 (ML-20)|ML-20]] nòng 152,4 mm. Cũng cần nói rằng trước chiến tranh Hồng quân đã phát triển các loại thiết giáp có khả năng công phá các loại công sự địch, điển hình là [[xe tăng Kliment Voroshilov|xe tăng hạng hạng nặng KV-2]] với pháo chính là khẩu pháo 152,4 ly [[152-mm howitzer M1938 (M-10)|M-10]]. Tuy nhiên mẫu xe tăng này tỏ ra không phù hợp vì nhiều nguyên nhân, như xe quá cao, tháp pháo kềnh càng và khó xoay chuyển, tốc độ nạp đạn quá chậm và trọng tâm quá cao khiến xe tăng có nguy cơ bị lật nhào khi vượt chướng ngại vật (dù là nhỏ). Việc sản xuất hàng loạt xe tăng KV-2 bị đình lại vào tháng 7 năm 1941 và một số ít chiếc tăng loại này còn tồn tại đến tháng 12 năm 1942. Mẫu xe thiết giáp mới có mục đích tương tự như KV-2 đương nhiên phải có tính cơ động cao hơn, giáp trụ chắc chắn hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và khẩu pháo ML-20 152 ly cũng uy lực hơn và chính xác hơn khẩu ML-10. Tuy nhiên việc đặt khẩu ML-20 vào một tháp pháo là điều không thể vì độ dài cũng như sức giật quá lớn của khẩu súng, vì vậy loại thiết giáp này là một pháo tự hành với nòng pháo không quay ngang được như xe tăng.
 
Cũng trước khi mệnh lệnh tháng 12/1943 của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước được ban hành thì thực chất đã có vài dự án nghiên cứu các mẫu xe thiết giáp có khả năng công phá các công sự; tất cả các dự án này đều bị hoãn lại. Về sau các dự án này được khôi phục và đến tháng 12 năm 1942, ba mẫu thiết kế về một xe thiết giáp như vậy đã được công bố bởi nhiều nhóm kỹ sư thuộc các nhà máy sản xuất xe tăng và pháo nổi tiếng nhất của Liên Xô. Cả ba mẫu thiết kế này đều dùng khẩu pháo chính là ML-20 152 ly và thân xe là của chiếc KV-1S. Sau một quá trình thảo luận, mẫu thiết kế của Iosif Yakovlevich Kotin được chọn vì nó là một sự kết hợp thành công của khẩu pháo ML-20 và thân xe KV-1S với chi phí thấp nhất.