Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam sử lược”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nhận xét: clean up, replaced: ” → ", “ → "
thông tin không có trong phần thân bài
Dòng 13:
'''''Việt Nam sử lược''''' ([[chữ Hán]]: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học [[Trần Trọng Kim]] biên soạn năm 1919. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa dưới thời [[Pháp thuộc]] và [[Việt Nam Cộng hòa]] cho tới năm 1975, về sau vẫn tiếp tục được tái bản.
 
Tác phẩm này là cuốn sách [[lịch sử Việt Nam]] đầu tiên viết bằng chữ [[quốc ngữ]], hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời [[Pháp thuộc]]). Nó là cuốn sách sử Việt đầu tiên thoát khỏi truyền thống viết sử theo lối biên niên, cương mục, ngôn từ khó hiểu của sách sử Việt thời phong kiến, nên được giới bình dân đón nhận do ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, do biên soạn trong thời gian quá ngắn, lại chỉ do một mình Trần Trọng Kim biên soạn nên sách cũng có nhiều chi tiết sai sót, gây hiểu lầm cho người đọc; về sau tác giả đã 2 lần hiệu đính lại nhưng vẫn còn rất nhiều sai sót (phần lớn người đọc cuốn sách này là dân thường, chỉ có kiến thức sơ lược về lịch sử nên không nhận ra những lỗi sai đó, có một dạo cuốn sách còn từng được dùng làm sách giáo khoa nên đã dẫn đến nhiều hiểu lầm về lịch sử trong người dân). Mặt khác, sách viết vào thời Pháp thuộc nên chịu sự khống chế của thực dân Pháp, Trần Trọng Kim lại là người có tư tưởng phong kiến [[bảo hoàng]] cực đoan, do vậy sách có nhiều đánh giá sai hoặc thiếu khách quan về các nhân vật, sự kiện, triều đại.
 
== Nhận xét==