Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tia sét”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
Hai miền điện tích khác dấu của đám mây dông có thể coi như là hai bản của một [[tụ điện]] không khí khổng lồ. Giữa phần chân đám mây dông mang điện âm và mặt đất tích điện dương (do sự hưởng ứng tĩnh điện) cũng là một tụ điện với không khí đóng vai trò như chất điện môi giữa 2 bản tụ. Tia sét là sự phóng điện - dưới dạng một [[tia lửa điện]] khổng lồ, sẽ được bắt đầu dưới hình thức luồng dẫn, khi hiệu điện thế giữa 2 bản được nâng dần tới mức đủ lớn để "[[Sự cố điện|đánh thủng]]" điện môi không khí. Người ta hiểu được rằng có sự phân tách và tái hợp điện tích giữa các miền đám mây, nhưng chi tiết các quá trình thì vẫn chưa rõ.<ref>{{chú thích tạp chí|last1=Saunders|first1=C. P. R.|year=1993|title=A Review of Thunderstorm Electrification Processes|journal=Journal of Applied Meteorology|volume=32|issue=4|pages=642–55|bibcode=1993JApMe..32..642S|doi=10.1175/1520-0450(1993)032<0642:AROTEP>2.0.CO;2}}</ref>
 
Một lượng điện tích tương đương trái dấu (dương) với điện tích của đám mây (âm) sẽ được tích trên mặt đất do sự hưởng ứng tĩnh điện. Lượng điện tích đo tại một điểm cố định trên mặt đất sẽ tăng dần khi đám mây dông tiến gần nơi đó, và giảm đi khi đám mây đi qua. Giá trị của điện tích mặt đất theo vị trí tương đối của đám mây có thể được biểu diễn gần đúng bằng một [[Phân phối chuẩn|đường cong hình chuông]].[[Tập_tin:Leaderlightnig.gif|liên_kết=https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Leaderlightnig.gif|thế=|trái|nhỏ|Sét{{Liên kết hỏng|date=2021-07-05 |bot=InternetArchiveBot }} đánh khi có sự tiếp xúc của hai luồng dẫn dương và âm (tô màu đỏ là âm, đường đi xuống) (tô màu xanh là dương, đường đi lên).]]
 
==== Luồng dẫn bậc ====
Dòng 142:
Sét từ bầu trời xanh là một loại sét CG xuất hiện mà không có đám mây ở trên đủ gần có thể thấy rõ ràng để tạo ra nó. Bởi vì tia sét này được hình thành từ các đám mây giông ở xa, nên ở nơi người quan sát sét đánh, bầu trời có vẻ hoàn toàn quang đãng hoặc ít mây. Vì quãng đường mà nó di chuyển cực xa nên điện áp của nó cao hơn 6-10 lần cũng như di chuyển xa và lâu hơn 10 lần các tia sét thông thường.
 
Ở [[Hoa Kỳ]] và [[Dãy núi Rocky|vùng núi Rockies]] của [[Canada]], một cơn [[dông]] có thể xảy ra ở trong một thung lũng liền kề và không thể quan sát (nghe hoặc nhìn thấy) được từ thung lũng kia nơi mà có tia sét đánh vào. Khu vực miền núi châu Âu và châu Á cũng có thể có các biến cố tương tự. Ngoài ra, ở các khu vực như vùng vịnh, vùng hồ lớn hoặc đồng bằng mở, khi có một [[tế bào bão]] có hoạt động tích điện ở phía chân trời (trong phạm vi 26&nbsp;km hoặc 16 dặm), việc sét đánh xuống đất ở nơi đó có thể xảy ra và vì cơn bão còn ở rất xa nên chính vì vậy cú sét đánh này có tên gọi "'''"sét từ bầu trời xanh"'''" (''bolt from the blue''). Trái với quan niệm trước đây, tia sét này có thể là cả sét âm hoặc dương. Tia chớp từ bầu trời xanh thường bắt đầu khi có sự phát sinh những tia chớp [[Tia sét#Bên trong mây|bên trong đám mây]] thông thường trước khi kênh dẫn âm thoát khỏi đám mây và đánh về phía mặt đất cách đó một khoảng đáng kể.<ref name="ReferenceA">{{chú thích tạp chí|doi=10.1029/2011JD016890|title=Lightning morphology and impulse charge moment change of high peak current negative strokes|journal=Journal of Geophysical Research: Atmospheres|volume=117|issue=D4|pages=n/a|year=2012|last1=Lu|first1=Gaopeng|last2=Cummer|first2=Steven A|last3=Blakeslee|first3=Richard J|last4=Weiss|first4=Stephanie|last5=Beasley|first5=William H|bibcode=2012JGRD..117.4212L}}</ref><ref name="ReferenceB">{{chú thích tạp chí|doi=10.1038/ngeo162|title=Upward electrical discharges from&nbsp;thunderstorms|journal=Nature Geoscience|volume=1|issue=4|page=233|year=2008|last1=Krehbiel|first1=Paul R|last2=Riousset|first2=Jeremy A|last3=Pasko|first3=Victor P|last4=Thomas|first4=Ronald J|last5=Rison|first5=William|last6=Stanley|first6=Mark A|last7=Edens|first7=Harald E|bibcode=2008NatGe...1..233K|url=https://semanticscholar.org/paper/1b58b38d0dc7adcd22afefcf6eca9173ad46f3fe}}</ref>
 
Các đợt sét dương thuộc loại này đánh có thể xảy ra trong các môi trường bị [[gió đứt]] mạnh, nơi vùng tích điện dương phía trên bị dịch chuyển theo chiều ngang từ khu vực mưa, nó thường xuất hiện bất ngờ và đôi khi rất nguy hiểm vì nơi nó sắp đánh trông như vẫn "trời quang mây tạnh".<ref>{{chú thích web | url = http://www.crh.noaa.gov/gid/Web_Stories/2004/other/lightningsafety/intro/introduction.php | archiveurl = https://web.archive.org/web/20090514211951/http://www.crh.noaa.gov/gid/Web_Stories/2004/other/lightningsafety/intro/introduction.php | archivedate = May 14, 2009 | title = Bolt from the Blue | publisher = [[Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ]] | access-date = August 20, 2009 | last = Lawrence | first = D | date = November 1, 2005 }}</ref>