Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vua Nepal”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8.1
 
Dòng 20:
==Lịch sử==
{{further|Lịch sử Nepal|Vương quốc Nepal}}
Vương quốc Nepal do [[Prithvi Narayan Shah]] thành lập vào ngày 25 tháng 9 năm 1768, xuất thân là một vị vua [[Gorkha]] đã thành công trong cuộc chiến [[Thống nhất Nepal|thống nhất]] các vương quốc [[Kathmandu]], [[Patan, Lalitpur|Patan]] và [[Bhaktapur]] thành một quốc gia duy nhất dưới trướng [[vương triều Shah]] của mình. Vương quốc này đã hứng chịu một thất bại lớn trong cuộc [[chiến tranh Anh-Nepal]] (1814&ndash;1816) chống lại [[Công ty Đông Ấn Anh]]. [[Hòa ước Sugauli]] được ký kết năm 1816, nhường phần lớn lãnh thổ Nepal gồm [[Terai]] và [[Sikkim]], (gần một phần ba nước này), cho người Anh nhằm đổi lấy [[Thực thể tự trị|quyền tự trị]] của Nepal. Từ năm 1846 đến 1951, quốc gia này ''[[De facto|trên thực tế]]'' nằm dưới sự cai trị của vị [[Thủ tướng Nepal|Thủ tướng]] cha truyền con nối từ [[Vương triều Rana|dòng họ Rana]], giảm bớt quyền hành của quốc vương Shah đến mức trở thành một vị vua [[bù nhìn]]. Vương quốc Nepal là một nền [[quân chủ chuyên chế]] xuyên suốt lịch sử nước này. Tháng 11 năm 1990, sau phong trào [[Phong trào Nhân dân 1990|Jana Andolan]], bản [[Hiến pháp Nepal|Hiến pháp]] được thông qua và biến nước này thành nền [[quân chủ lập hiến]]. Ngày 13 tháng 2 năm 1996, cuộc [[nội chiến Nepal]] do [[Đảng Cộng sản Nepal (Mao-ít)]] phát động, với mục đích lật đổ quốc vương và thành lập một nước "Cộng hòa nhân dân". Vào ngày 1 tháng 6 năm 2001, Thái tử [[Dipendra của Nepal|Dipendra]] trong một [[Thảm sát hoàng gia Nepal|lần chè chén say sưa đã vác súng bắn chết]] phụ hoàng là Vua [[Birendra của Nepal|Birendra]] và Vương hậu [[Aishwarya xứ Nepal|Aishwarya]], cùng một số thành viên khác trong hoàng tộc. Sau đó, ông tự bắn chính mình.<ref name="one">{{chú thích web|url= http://www.telegraph.co.uk/news/main.jhtml?xml=/news/2001/06/08/wnep08.xml|title= Massacre witness blames Crown Prince|accessdate= ngày 28 tháng 5 năm 2008|author= Rahul Bedi|author2= Alex Spillius |date= ngày 8 tháng 6 năm 2001|work= The Daily Telegraph|quote= |archive-date= 2007-11-06|archive-url= https://web.archive.org/web/20071106033526/http://www.telegraph.co.uk/news/main.jhtml?xml=%2Fnews%2F2001%2F06%2F08%2Fwnep08.xml|url-status= dead}}</ref><ref name=two>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/1375097.stm|title=Nepal survivors blame prince|publisher=BBC News|date=ngày 7 tháng 6 năm 2001|accessdate=ngày 31 tháng 5 năm 2009}}</ref> Ngay sau khi xảy ra vụ thảm sát, Dipendra được tôn làm vua trong tình trạng hôn mê, nhưng ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 6 năm 2001, sau ba ngày trị vì ngắn ngủi.<ref>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/1366170.stm|title=Nepal mourns slain king|publisher=BBC News|date=ngày 2 tháng 6 năm 2001|accessdate=ngày 31 tháng 5 năm 2009}}</ref> Chú ông là Hoàng thân [[Gyanendra của Nepal|Gyanendra]], được bổ nhiệm làm nhiếp chính vương trong ba ngày, rồi sau tự mình lên ngôi vua sau khi Dipendra mất. Ngày 1 tháng 2 năm 2005, khi tình hình an ninh xấu đi trong cuộc nội chiến, Vua [[Gyanendra của Nepal|Gyanendra]] đã tuyên bố [[tình trạng khẩn cấp]], đình chỉ Hiến pháp và nắm quyền kiểm soát trực tiếp trên toàn quốc.<ref>{{chú thích báo | author=Staff writer | title=Nepal's king declares emergency | date = ngày 1 tháng 2 năm 2005 | work=BBC News | url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/4224855.stm}}</ref> Vào ngày 24 tháng 4 năm 2006, sau phong trào [[Phong trào dân chủ Nepal năm 2006|Loktantra Andolan]], nhà vua đồng ý từ bỏ quyền lực tuyệt đối và phục hồi lại [[Viện Dân biểu (Nepal)|Viện Dân biểu]] đã bị giải tán.<ref>{{chú thích báo | last=Sengupta | first=Somini | title=In a Retreat, Nepal's King Says He Will Reinstate Parliament | date=ngày 25 tháng 4 năm 2006 | publisher=The New York Times | url=http://www.nytimes.com/2006/04/25/world/asia/25nepal.html?hp&ex=1146024000&en=8fe71bf94d2a73c8&ei=5094&partner=homepage}}</ref><ref>{{chú thích báo | last=| first=| title=Full text: King Gyanendra's speech | date=ngày 24 tháng 4 năm 2006 | publisher=BBC| url=http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/4940876.stm}}</ref> Ngày 21 tháng 11 năm 2006, cuộc nội chiến kết thúc với việc ký kết [[Hiệp ước Hòa bình Toàn diện]].<ref>{{chú thích báo |title=Peace deal ends Nepal's civil war |publisher=BBC News |date=ngày 21 tháng 11 năm 2006 |url=http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/6169746.stm |accessdate=ngày 22 tháng 11 năm 2006 }}</ref> Vào ngày 15 tháng 1 năm 2007, nhà vua đã bị đình chỉ việc thực thi chức trách của mình bởi [[Cơ quan lập pháp lâm thời Nepal|cơ quan lập pháp lâm thời]] vừa mới được thành lập. Cuối cùng, ngày 28 tháng 5 năm 2008, vương quốc đã chính thức bị [[Quốc hội Lập hiến Nepal|Quốc hội Lập hiến]] phế bỏ và nước [[Nepal|Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal]] được tuyên bố thành lập.<ref name="Nepal votes to abolish monarchy"/> Các [[Danh sách chế độ quân chủ địa phương|tiểu vương địa phương]] ở [[Thượng Mustang|Mustang]], [[Bajhang]], [[Salyan]] và [[Jajarkot]] cũng được bãi bỏ vào tháng 10 năm 2008.<ref name="news.xinhuanet.com"/>
 
==Vua Nepal (1768–2008)==