Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thời kỳ Cổ điển: Thêm năm sinh - năm mất
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 342:
Rất khó để tóm lược những tư tưởng của triết học trong thế kỷ 19 thành một chủ đề chủ đạo xuyên suốt, cụ thể. Triết học thời kỳ này giống như nhiều nhánh suối tỏa ra từ một con sông chính và con sông đó chính là hệ thống triết học đồ sộ và phức tạp mà Kant để lại. Nhiều nhà triết học vào thời kỳ sau-Kant tiếp tục nghiên cứu và phát triển một số những tư tưởng chọn lọc trong các công trình của ông, trong khi loại bỏ hoặc giải quyết các mâu thuẫn trong hệ thống này.{{Sfn|Lawhead|2013|p=378}}
 
Những người trực tiếp kế thừa di sản của Kant là các nhà [[triết học duy tâm Đức]]. Nhìn tổng thể, chủ nghĩa duy tâm muốn đề cập lý thuyết rằng mọi vật phải được hiểu trong sự phụ thuộc vào một thực thể tâm trí hoặc ý thức nào đó. Dù tiếp thu ảnh hưởng của Kant, nhiều nhà duy tâm người Đức không đồng tình với những giới hạn nghiêm ngặt mà Kant đặt ra cho tâm trí con người cũng như quan điểm cho rằng con người không thể trải nghiệm được thế giới đích thực.{{Sfn|Lawhead|2013|p=379}} Một số nhà triết học thuộc vào trường phái này có thể kể đến như [[Johann Gottlieb Fichte|Fichte]], [[Friedrich Wilhelm Joseph Schelling|Schelling]] nhưng nổi bật hơn cả là [[Georg Wilhelm Friedrich Hegel|Hegel]].{{Sfn|Lawhead|2013|p=380 - 382}} [[Arthur Schopenhauer|Schopenhauer]] lại chối bỏ hệ thống triết học của Hegel và đưa ra cách giải thích hệ thống triết học Kant có kết hợp với các yếu tố từ các tôn giáo phương Đông. Vài thậpchục kỷnăm sau khi Hegel qua đời, phái [[Hegel trẻ]] xuất hiện, họ nghiên cứu và phát triển những di sản theo những hướng khác nhau. Người nổi bật nhất trong số họ là [[Karl Marx]], một nhà triết học theo đường lối duy vật chứ không phải duy tâm.
 
Thế kỷ 19 cũng ghi dấu sự ra đời của [[chủ nghĩa hiện sinh]]. Chủ nghĩa này xuất hiện với hai nhánh hoàn toàn khác nhau, một bên là [[Søren Kierkegaard|Kierkegaard]] với chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo và bên kia là [[Friedrich Nietzsche|Nietzsche]], ông tổ của hiện sinh vô thần. Cả hai triết gia này đều sử dụng và triển khai một khía cạnh trong hệ thống triết học của Kant để phát triển những tư tưởng của mình.{{Sfn|Lawhead|2013|p=379}} Dù rất khác biệt trong cách tiếp cận, triết học của họ đều có điểm chung là tập trung vào ''chính con người'' và cuộc sống của con người chứ không phải là "hiện thực tối hậu" hay những thứ xa xôi, trừu tượng.{{Sfn|Trần Thái Đỉnh|1962|p=22-24}}{{Sfn|Lawhead|2013|p=431-432}} Với gốc rễ từ thế kỷ 19, chủ nghĩa hiện sinh dần sinh trưởng và thực sự nở rộ vào thế kỷ 20, trở thành một trào lưu triết học có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của xã hội.