Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tốc Bất Đài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Lùi lại thủ công Soạn thảo trực quan
Tính năng gợi ý liên kết: 7 liên kết được thêm.
Dòng 1:
{{unreferenced|date=tháng 5 2020}}
[[Tập tin:Subudei.jpg|nhỏ|Tốc Bất Đài trong trang phục giáp trụ của Trung Quốc (hình thời Trung Cổ)]]
'''Tốc Bất Đài''' ([[tiếng Mông Cổ]]: ''Sübügätäi'' or ''Sübü'ätäi''; [[chữ Hán]]: 速不台, [[phiên âm]]:'''Subetei''', '''Subetai''', '''Subotai''', '''Tsubotai''', '''Tsubetei''', '''Tsubatai''' {{lang-mn|Сүбээдэй}}, ''Sübeedei''; [[1176]]–[[1248]]) là một danh tướng Mông Cổ bách chiến bách thắng dưới trướng của [[Thành Cát Tư Hãn]] và [[Oa Khoát Đài]]. Ông là một trong "tứ khuyển" hay ''tứ dũng'', ''tứ tiết'' theo các gọi thân mật mà Thành Cát Tư Hãn đặt cho bốn đại dũng sĩ của thảo nguyên Mông Cổ là [[Hốt Tất Lai]] (忽必来), [[Giả Lặc Miệt|Giả Lặc Mễ]] (者勒蔑), [[Triết Biệt]] (哲別) và Tốc Bất Đài. Ông là cha của danh tướng Mông Cổ [[Uriyangqatai|Ngột Lương Hợp Thai]] và là ông nội của [[Aju|A Truật]] (Ajiu), viên tư lệnh Mông Cổ tiêu diệt nhà Nam Tống.
 
==Chiến tích==
Ông theo phò tá Thành Cát Tư Hãn từ những ngày đầu khởi nghiệp thống nhất các bộ tộc Mông Cổ, là nhà [[chiến lược quân sự]] và đại tướng của [[Thành Cát Tư Hãn]] và [[Oa Khoát Đài]]. Ông đã tiến hành hơn hai mươi chiến dịch, đánh thắng nhiều trận, qua đó chinh phục nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ông có khả năng phối hợp sự vận động của các quân đoàn cách xa nhau hàng trăm km. Ông nổi tiếng qua việc tiêu diệt hoàn toàn quân đội [[Hungary]] và [[Ba Lan]] trong vòng hai ngày, mỗi lực lượng cách nhau hơn năm trăm km.
 
Người ta còn biết đến ông như là người chỉ huy cuộc hành quân bằng ngựa dài nhất trong lịch sử, trong 2 năm quân đội của ông đi 5.500 dặm từ Mông Cổ tấn công vào Đông Âu đến tận thành Vơnizo và tiêu diệt 6 quốc gia trên đường đi. Tốc Bất Đài là một trong những chỉ huy của quân Mông Cổ coi mùa đông là thời gian tốt nhất để tiến hành chiến tranh. Trong khi những người có sức chịu đựng lại trú đông thì người Mông Cổ lại có khả năng sử dụng những hồ và sông đóng băng để làm đường đi cho những [[kỵ binh]] của mình, đây là một chiến thuật mà Tốc Bất Đài sử dụng với hiệu quả lớn ở Nga, cùng với Triết Biệt đánh tan 8 vạn quân Nga trên sông Kalka.
Dòng 21:
 
== Tấn công Trung và Đông Âu ==
Cuộc tấn công cuối cùng vào châu Âu là do Tốc Bất Đài lên kế hoạch và thực hiện. Sau khi tiêu diệt nhiều vương quốc ở [[Nga|liên bang Nga]], Tốc Bất Đài cử do thám tới [[Ba Lan]], [[Hungary]], Áo nhằm chuẩn bị tấn công trung tâm châu Âu.
 
Sau khi có được bức tranh tổng thể của châu Âu nhờ lực lượng do thám gửi về, Tốc Bất Đài chuẩn bị kế hoạch tấn công dưới sự chỉ huy của [[Bạt Đô]] và hai hoàng tử khác. Dù Bạt Đô là thống lĩnh quân đội nhưng người chỉ huy thực tế là Tốc Bất Đài. Ông có mặt ở hai chiến dịch miền nam và miền bắc ở đại công quốc [[Kiev Rus]] (Đông Âu ngày nay).
 
Tốc Bất Đài cũng đích thân chỉ huy trận đánh vào vương quốc Hungary.  Khi lực lượng quân Hợp Đan (con trai thứ hai của Oa Khoát Đài) chiến thắng trong [[trận Legnica]] (tiêu diệt quân liên quân châu Âu) và quân Quý Do (con trai cả của Oa Khoát Đài) chiến thắng ở vùng Transylvania (Romania ngày nay), việc duy nhất của Tốc Bất Đài là đợi họ có mặt ở đồng bằng Hungary.
 
Khi biết quân Hungary tới giao chiến, Tốc Bất Đài ngay lập tức điều quân rút lui khỏi sông Sajo, nhử khiến quân địch đuổi theo. Đây là kế sách cổ xưa của đế quốc Mông Cổ và kẻ địch đã bị sập bẫy. Lúc này, quân Mông Cổ đã phục kích sẵn trong rừng và chờ đợi quân Hungary phơi mình trên đồng bằng Mohi rộng lớn.
 
Một ngày sau trận thắng Legnica, Tốc Bất Đài tấn công trận chiến Mohi lịch sử ngày 10.4.1241. Một đơn vị quân Mông Cổ bí mật vượt sông và tấn công vào sườn nam khu lều trại của lính Hungary. Đội hình chính vượt sông Sajo bằng cầu nhưng bị quân Hungary chống trả dữ dội. Tốc Bất Đài đã sử dụng [[máy bắn đá]] để dẹp đường cho kị binh và bộ binh tấn công.
 
Dàn cung thủ Hungary gây ra tổn thất ít nhiều cho quân Mông Cổ. Tốc Bất Đài khi đó không muốn đối mặt với lực lượng cung thủ Hungary thiện chiến trang bị cả dao, kiếm và đội hình tốt nên chọn cách tách lực lượng cung thủ này ra.
Dòng 36:
 
== Những năm cuối đời ==
Cuối năm 1241, Tốc Bất Đài đề xuất kế hoạch tấn công đế chế La Mã. Tuy nhiên, cái chết đột ngột của [[Oa Khoát Đài]] khiến kế hoạch xâm lăng này bị hoãn vô thời hạn. Hoàng đế mới của [[Đế quốc Mông Cổ|đế chế Mông Cổ]] mời Tốc Bất Đài ở tuổi 70 chỉ huy chiến dịch chống quân Tống năm 1246-1247. Đây là chiến dịch cuối cùng của quân Mông Cổ trước khi thống nhất toàn cõi Trung Quốc và lập nên triều [[nhà Nguyên]].
 
Sau khi diệt Tống, Tốc Bất Đài trở về quê nhà vào năm 1248 và sống phần đời còn lại bên dòng [[sông Tuul]] (gần thủ đô [[Ulanbator]] ngày nay). Ông qua đời năm 72 tuổi.
 
==Tham khảo==