Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa duy vật lịch sử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.179.192.28 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Revivoto
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
'''Chủ nghĩa duy vật lịch sử''' là hệ thống quan điểm [[duy vật biện chứng]] về [[xã hội]] của [[triết học Mác - Lênin|triết học Mác-Lênin]], là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của [[duy vật biện chứng|chủ nghĩa duy vật biện chứng]] và [[biện chứng|phép biện chứng]] duy vật vào việc nghiên cứu đời sống [[xã hội]] và [[lịch sử]] nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong ba bộ phận hợp thành triết học Marxist. Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất. Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học...
 
==Đối tượng truynghiên cứu==
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà nghiên cứu toàn bộ xã hội như một thể thống nhất với tất cả các mặt, các [[quan hệ xã hội]], các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội. Khác với những khoa học xã hội cụ thể, chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những quy luật cục bộ, riêng biệt, chi phối sự phát triển của các quá trình về kinh tế, chính trị hay tư tưởng, mà nghiên cứu những quy luật chung nhất phổ biến nhất của sự phát triển [[xã hội]].