Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa hồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Xóa nội dung có nguồn mà không có tóm lược sửa đổi Soạn thảo trực quan
n Đã lùi lại sửa đổi của 2402:800:613D:C6B6:3170:2B8B:E4D7:1768 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Nguyenquanghai19
Thẻ: Lùi tất cả Liên kết định hướng
Dòng 46:
* ''[[Rosa tunquinensis]]'': tầm xuân Bắc, quầng quầng
* ''[[Rosa virginiana]]'' (đồng nghĩa ''R. lucida''): hồng Virginia
* ''[[Rosa yunnanensis]]'': hồhồng Vân Nam
 
== Hoa hồng trong văn hóa ==
[[Tập tin:Rosa Maxim.jpg|nhỏ|trái]]
[[Hình:Hoa hồng vàng.jpg|nhỏ|phải|Hoa hồng vàng]]
[[Hình:Hoa hồng trắng 2.jpg|nhỏ|phải|Hoa hồng trắng]]
[[Hình:Rose flower at the Lalbaghgarden Bangalore.jpg|nhỏ|Hoa hồng đỏ]]
 
Với vẻ đẹp, hình dáng cùng hương thơm nổi bật, hoa hồng là hoa biểu trưng và được ưa chuộng nhiều nhất ở phương Tây, tương ứng trong tổng thể với hình tượng [[sen|hoa sen]] ở [[châu Á]], cả hai đều gần gũi với biểu tượng [[bánh xe]]. Trong văn hóa [[Ấn Độ]], bông hồng vũ trụ [[Triparasundari]] được dùng làm vật đối chiếu với vẻ đẹp của người Mẹ thánh thần, biểu thị một sự hoàn mĩ trọn vẹn và không có thiếu sót. Bên cạnh đó, hoa hồng còn tượng trưng cho phần thưởng cuộc sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu, và có thể được chiêm ngưỡng như một [[mandala]]<ref>''Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới'', Trường viết văn Nguyễn Du-Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997; trang 428</ref>.
 
Trong hệ tranh tượng [[Kitô giáo]], hoa hồng hoặc là cái chén hứng máu của Chúa Kitô, hoặc là sự hóa thân của những giọt máu này và thậm chí, là chính vết thương của Chúa<ref name=TD429>''Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới'', trang 429.</ref>.
 
Hình hoa hồng [[gô-thích]] và hoa hồng hướng gió (hình hoa hồng 32 cánh ứng với 32 hướng gió) đánh dấu bước chuyển của xu hướng biểu trưng của hoa hồng sang xu hướng biểu trưng bánh xe.
 
[[Saadi de Chiraz]] trong [[hồi giáo|đạo Hồi]] quan niệm vườn hoa hồng là vườn của sự [[quán tưởng]]<ref name=TD429 />.
 
Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng, bởi sự tương hợp với màu máu chảy, thường xuất hiện như là biểu tượng của sự [[lễ Phục Sinh|phục sinh]] huyền bí. [[Abd Ul Kadir Gilani]] so sánh hoa hồng với những vết sẹo trên cơ thể sống, trong khi đó F. Portal quan niệm hoa hồng vào màu hồng hợp thành một biểu tượng của sự tái sinh do có quan hệ gần gũi ngữ nghĩa của từ latinh ''rosa'' (hoa hồng) với ''ros'' (mưa, sương). Với người [[Hy Lạp]] hoa hồng vốn là một loài hoa màu trắng, nhưng khi [[Adonis]] bị tử thương, nữ thần [[Aphrodite]] chạy đến cứu chàng đã bị đâm phải một cái gai và máu đã nhuộm thẫm những bông hồng cung tiến nàng. Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ đại, đặt những bông hồng lên các nấm mộ, và [[Hecate]], nữ thần [[âm phủ]] đôi khi được thể hiện với hình ảnh đầu quấn một vòng hoa hồng có 5 lá.
 
Theo [[Bède]], ở thế kỷ VII mộ của Chúa Giêxu được sơn một màu pha lẫn trắng và đỏ. Hai yếu tố tạo thành màu của hoa hồng này, màu trắng và màu đỏ, với giá trị biểu trưng truyền thống của chúng phản ánh các bình diện từ trần tục đến thiêng liêng, trong sự khác nhau ứng với sự dâng tặng những bông hồng trắng hay đỏ<ref name=TD430>''Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới'', trang 430.</ref>.
 
Hoa hồng đã trở thành biểu tượng của [[tình yêu]] và còn hơn thế, của sự dâng hiến tình yêu, của tình yêu trong trắng (còn trinh), tương tự ý nghĩa của hoa sen Ai Cập và cây thủy tiên Hy Lạp<ref name=TD430 />.
 
Dù là màu trắng hay màu đỏ, hoa hồng cũng đều được các nhà [[giả kim thuật|luyện đan]] ưa chuộng hơn cả, mà những chuyên luận của họ thường mang những tiêu đề như "Những cây hồng của các nhà triết học". Trong khi đó, hoa hồng màu lam lại biểu tượng của cái bất khả, cái không thể đạt tới<ref name=TD430 />.
Hình hoa hồng
 
== Chú thích ==