Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rối loạn lo âu lan tỏa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 5413225 của LYQUOCMAIANH (Thảo luận)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
DSM-IV TR = {{DSM-IV TR|300.02}} |
}}
'''Rối loạn lo âu lan tỏa''' ([[tiếng Anh]]: ''generalized anxiety disorder'') là một dạng trong nhóm bệnh [[rối loạn lo âu]] có đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa và dai dẳng đồng thời không giới hạn và nổi bật trong bất cứ tình huống đặc biệt nào<ref>[http://elearning.hueuni.edu.vn/file.php/163/pdf/tamcan7.pdf Rối loạn lo âu, thông tin từ elearning.hueuni.edu.vn (đăng nhập với vai trò là khách)]</ref>. Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu bao gồm [[bất an]], dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã [[mồ hôi]], choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu ở vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh. Tuy nhiên cần thấy được sự khác nhau giữa lo âu thông thường và lo âu bệnh lý. Khi cảm thấy lo âu rất nhiều mà không do nguyên nhân nào rõ rệt, không còn khả năng tự kiểm soát được bản thân, lo âu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày thì đó là bệnh lý<ref name="hoanmy">[http://hoanmysaigon.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1113&Itemid=29 Rối loạn lo âu lan tỏa, thông tin từ hoanmysaigon.com]</ref>. Cần phân biệt rối loạn lo âu lan tỏa với các rối loạn lo âu khác vì chúng thường có một số điểm chung dễ gây nhầm lẫn. [[Ám ảnh sợ xã hội]], [[ám ảnh sợ khoảng trống]], [[ám ảnh sợ chuyên biệt]] đều có đặc điểm chung là tình huống gây [[lo âu]] đều cụ thể trong một hoặc một nhóm hoàn cảnh, đối tượng nhất định trong khi đó rối loạn lo âu lan tỏa không khu trú ở một tình huống cụ thể nào, cái tên "'''lan tỏa'''" của nó cũng bắt nguồn từ tính chất này. Bệnh còn có tên khác là '''rối loạn lo âu toàn thể'''.
 
==Vấn đề==
Dòng 18:
 
==Tiêu chuẩn chẩn đoán==
Tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn lo âu lan tỏa theo '''DSM-IV-TR'''<ref name="HCM">[http://www.bvtt-tphcm.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=170&Itemid=62 Rối loạn lo âu lan tỏa, thông tin từ Bệnh viện Tâm thần TPHCM]</ref>:
*Về mặt thời gian: lo lắng nhiều kéo dài tối thiểu '''6 tháng''' về các sự kiện hay các hoạt động xảy ra hàng ngày (như công việc hay học tập)
*Tự kiểm soát: khó khăn trong kiểm soát lo lắng
Dòng 28:
#Căng cơ
#Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ hay dễ thức giấc, ngủ vật vã). Ngoài ra các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác buồn nôn và đau bụng mãn tính
*Tình trạng lo lắng cùng các triệu chứng cơ thể gây '''''khó khăn đáng kể''''' hay '''''suy giảm''''' các hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay các lĩnh vực quan trọng khác
*Lo lắng không do các tác động sinh lý của hóa chất (như việc sử dụng ma túy) hay các bệnh lý đa khoa (như sự hoạt động quá mức của [[tuyến giáp]]) và không xảy ra trong [[rối loạn khí sắc]], rối loạn loạn thần, rối loạn phát triển lan tỏa