Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xá lị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm liên kết tới Đại Nam Văn hóa Du lịch Thể thao
Dòng 13:
* Hình thành từ thói quen [[Ăn chay|ăn uống đồ chay]]: Các nhà sư do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn [[chất xơ]] và [[chất khoáng]], quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các [[muối phosphate]] và [[cacbonat]]. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá-lị. Tuy nhiên, giả thuyết này có phần không hợp lý vì có nhiều người ăn chay dù không theo đạo Phật, hoặc nhiều Phật tử cũng ăn chay nhưng thi hài của họ không hề có xá lợi như các cao tăng Phật giáo.
* Hình thành do bệnh lý: Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lị là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh [[sỏi thận]], [[sỏi bàng quang]], [[sỏi mật]]... Giả thuyết này được xem là thiếu hợp lý nhất, vì các viên sỏi thận, sỏi mật không hề có hình dạng tròn đều và màu sắc lấp lánh như nhiều viên xá lợi có được. Mặt khác, đây là các chứng bệnh có nhiều người mắc phải nhưng thi hài của họ không hề có xá lợi, ngược lại nhiều cao tăng Phật giáo đến khi viên tịch vẫn không hề mắc các chứng bệnh trên, nhưng di thể của họ lại có xá lợi. Giả sử trong cơ thể của một người có hàng ngàn viên cứng như sắt đá thì nhất định hoạt động sinh lý trong cơ thể sẽ rối loạn và dẫn tới bệnh tật, còn ở các vị cao tăng có xá lợi, họ đều không có bệnh mà chỉ viên tịch do lão hóa cơ thể.
* Theo ba nhà vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc [[đại học Monash]], [[Melbourne]], [[Úc]] trên tạp chí Khoa học pháp y quốc tế số tháng 6/1995, thấy cho rằng trong quá trình tinh thể hóa xương do hỏa táng, các tinh thể hình dạng khác nhau sẽ được hình thành nếu quá trình hỏa táng ở nhiệt độ thích hợp. Họ đã theo dõi quá trình tinh thể hóa xương đùi của những người từ 1 tới 97 tuổi trong dải nhiệt độ 200 - 1.600&nbsp;°C trong khoảng thời gian 2, 12, 18 và 24 giờ. Kết quả là sự tinh thể hóa các khoáng trong xương (chiếm 2/3 trọng lượng xương) bắt đầu xuất hiện từ nhiệt độ 600&nbsp;°C với nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều. Các hạt nhỏ đó có thể kết tinh thành các khối lớn hơn trong khoảng 1.000 - 1.400&nbsp;°C. Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600&nbsp;°C, các khối tinh thể bắt đầu tan chảy.<ref>J. L. Holden, P. P. Phakey & J. G. Clement, 1995. [https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/0379073895017352?via%3Dihub Scanning electron microscope observations of heat-treated human bone]. ''Forensic Science International'' 74(1-2): 29-45, PMID: 7665130, {{doi|10.1016/0379-0738(95)01735-2}}.</ref> Như vậy, nếu điều kiện hỏa táng thích hợp, xá lợi có thể xuất hiện do quá trình tinh thể hóa các khoáng vốn có rất nhiều trong xương người. Đây được coi là một giải thích có phần hợp lý. Tuy nhiên, giả thuyết này cũng không giải thích rốt ráo được nhiều trường hợp, bởi vì trước đây, thi thể các vị cao tăng chỉ được hỏa táng bằng củi đốt, nhiệt độ không thể lên tới 600&nbsp;°C nhưng sau đó người ta vẫn thu được nhiều xá lợi.
* Còn có 1 quan điểm khác cho rằng Xá lợi được tạo ra nhờ sự tôi luyện dẫn dắt chân khí qua ngồi [[thiền]] (khi cảm giác lên 1 điểm nào đó trong cơ thể xuất hiện tức là chân khí có đi qua điểm đó, hãy nghĩ nó như [[dòng điện sinh học]]). Các cao tăng tu luyện đến mức cao có thể dẫn dắt chân khí đi một cách đều đặn, luân chuyển khắp cơ thể, từ đó có thể tạo ra các xá lợi. Do đó không nhất thiết phải các cao tăng mới có xá lợi mà chỉ cần người bình thường có sự tập luyện thiền đến mức độ cao cũng có thể có được.
* Theo quan điểm tâm linh của Nhà Phật thì cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.