Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Nhược Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 28:
Sau này, do nhiều nguyên nhân, các con cháu của ông Nguyễn Văn Vĩnh không có điều kiện để tìm hiểu gốc gác của bà Hai Lựu mẹ kế của họ như thế nào.<ref>[https://vnexpress.net/thi-si-doan-menh-nguyen-nhuoc-phap-2141920.html Thi sĩ đoản mệnh Nguyễn Nhược Pháp]</ref>
 
Năm 1913, để có nguồn tài chính phục vụ cho nghề [[xuất bản]] mới mẻ, học giả Nguyễn Văn Vĩnh kinh doanh [[khách sạn]] ở số 50 phố [[Hàng Trống]], Hà Nội.
 
Bà Lựu một phụ nữ gốc [[Thổ ti|Thổ ty]] nổi tiếng một thời là đẹp và sắc sảo. Ông Vĩnh quen biết và ăn ở với bà Lựu là do một người bạn là Francois Nguyễn Huy Hợi giới thiệu. Bà cả thì ở phố Mã Mây còn bà hai ở Hàng Trống, có một gian nhà rộng có vườn ao cây cảnh trông ra ngõ Hồ (số nhà 71, số nhà 76, cuối thập kỷ 30 đầu 40 của thế kỷ XX sau này là trường Hoài Đức dành cho nữ sinh<ref>[https://hanoi.gov.vn/diachihanoi/-/hn/RtLibd2X8kEn/111501/2762964/pho-hang-trong.html;jsessionid=BhFzDX88VPNeQCdzOM8+wWZd.app2 Phố Hàng Trống-Cổng Thông tin Điện tử Thành phố Hà Nội]</ref>). <ref name =“tienphong”>[https://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/tuoi-tho-nguyen-nhuoc-phap-chuyen-it-nguoi-biet-590357.amp.tpo Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, chuyện ít người biết]</ref>
 
Khi báo chí Hà Nội thời bấy giờ đăng chuyện ông Vĩnh để ý người đẹp Suzanne, nguyên là bạn của Hai Lựu, từng theo bà đi gặp Nguyễn Văn Vĩnh ở Hàng Trống, bà Lựu đã mang súng ngắn bắt xe sang trang trại bên Gia Lâm, định phải quấy một phen với chính người bạn thân của mình.<ref>[https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/chuyen-la/so-phan-bi-ai-cua-3-tuyet-sac-giai-nhan-trong-cuoc-doi-nguyen-van-vinh-364752.html Số phận bi ai của 3 tuyệt sắc giai nhân trong cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh]</ref> Nhưng sau đó kịp bình tâm lại, phần để giữ thanh danh cho ông Vĩnh, phần là thiên lương trỗi dậy nên bà kịp buông súng.
 
Năm 1916, Nguyễn Nhược Pháp mồ côi mẹ. Ông Vĩnh quyết định cưới cô Suzanne 17 tuổi làm vợ ba.<ref> Truyện "Khẩu súng trong tay người đàn bà" trong sách Hà Nội những câu chuyện kể cuối thế kỷ XIX - XX, Nguyễn Bá Đạm</ref> Bà Lựu trong một cơn sầu khổ không chế ngự được, đã dùng một khẩu [[súng lục]] tự bắn vào cuống [[họng]] và tử vong ngay lúc đó, không kịp chở vào [[Bệnh viện|nhà thương]] cứu chữa.
 
Sau này, nhà chức trách điều tra được cây súng lục đó thì biết rằng do ông phủ Trọng (lúc ấy làm quản lý đồn điền Sallé) cho cụ Vĩnh mượn dùng. Sự việc đó nếu nhà chức trách truy hỏi kỹ thì ông Vĩnh lẫn ông phủ Trọng cũng bị liên lụy, nhưng vì cả hai đều là người có ảnh hưởng lúc bấy giờ nên vụ việc được dàn xếp ổn thỏa và không ai còn nhắc đến chuyện này nữa.<ref>Vũ Bằng Toàn Tập. Tập 4. Triệu Xuân sưu tầm, biên soạn, giới thiệu. NXB Văn học, 2006</ref>