Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Ngọc Hiển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 6:
Phan Ngọc Hiển sinh năm 1910 tại phường Thới Bình, thành phố [[Cần Thơ]] (nay thuộc quận [[Ninh Kiều]]). Cha ông là Phan Văn Vinh, mẹ là bà Trương Thị Cự. Cả hai qua đời lúc Phan Ngọc Hiển mới 10 tuổi. Mồ côi cha mẹ, ông sống với người anh là Phan Văn Thới và chị là Phan Kim Sa. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, người cậu ruột của ông, ông Trương Quang Đẩu, vẫn cố gắng để Phan Ngọc Hiển tiếp tục học hành. Ông Đẩu nhận xét về cậu cháu trai của mình: “Thằng này sau này ắt làm nên”.
 
Vốn dĩ là một cậu bé cần cù, chăm chỉ, thông minh, hiếu học, nên mới 21 tuổi Phan Ngọc Hiển đã đỗ tốt nghiệp trung học sư phạm. Không thể không công nhận tài năng học tập của Hiển, nên nhà trường buộc phải cấp bằng thầy giáo cho ông. Tuy vậy, thực dân phápPháp đã ghi tên Phan Ngọc Hiển vào sổ đen, nên chúng đày thầy giáo trẻ đến tận [[Rạch Gốc]], miệt đất mũi tận cùng của tỉnh Cà Mau để dạy học. Trong giai đoạn này, ông bắt đầu theo đuổi lý tưởng giải phóng dân tộc bằng bạo lực do [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]] khởi xướng.
 
Theo tư liệu từ tuần báo ''Tân tiến'', cuối năm 1935, Phan Ngọc Hiển làm phóng viên cho tờ báo có tòa soạn đặt ở Sa Đéc này. Đến cuối năm 1937, [[Xứ ủy Nam Kỳ]] của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]] điều ông về Sài Gòn và bổ nhiệm ông vào ban biên tập báo ''Liên đoàn lao động'' thuộc [[Công hội đỏ Nam Kỳ]]. Cuối năm 1938, [[Tỉnh ủy Bạc Liêu]] xin điều ông về chuẩn bị nhân sự thành lập cơ quan báo của đảng bộ. Nhưng sau đó Tỉnh ủy Bạc Liêu hoãn việc thành lập tờ báo này.