Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Bân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 50:
[[Tống Chân Tông]] nối ngôi (997), Bân được khôi phục làm Kiểm hiệu thái sư, Đồng bình chương sự. Mấy tháng sau, Bân được triệu bái làm Xu mật sứ. Năm Hàm Bình thứ 2 (999), Bân bệnh, Chân Tông đến thăm, tự tay điều chế thuốc cho ông, còn ban 4 vạn lạng bạc. Đế hỏi hậu sự, Bân nói: “Thần không có chuyện gì để nói. Hai con của thần, tài năng có thể dùng, thần nếu cử người trong nhà, bọn chúng đều có thể làm tướng.” Đế hỏi họ hơn kém, Bân đáp: “Xán không bằng Vĩ.” {{refn|group=Tống sử|'''Tào Bân truyện''': Chân Tông tức vị, phục Kiểm hiệu thái sư, Đồng bình chương sự. Sổ nguyệt, triệu bái Xu mật sứ. Hàm Bình nhị niên, bị tật. Thượng thú giá lâm vấn, thủ vi hòa dược, nhưng tứ bạch kim vạn lưỡng. Vấn dĩ hậu sự, đối viết: “Thần vô sự khả ngôn. Thần nhị tử tài khí khả thủ, thần nhược nội cử, giai kham vi tướng.” Thượng vấn kì ưu liệt, đối viết: “Xán bất như Vĩ.”}}
 
Tháng 6 ÂL, Bân mất, hưởng thọ 69 tuổi. Chân Tông đến khóc viếng, gặp tể tướng nhắc đến Bân, ắt rơi nước mắt. Bân được tặng Trung thư lệnh, truy phong Tế Dương quận vương, thụy Vũ Huệ; vợ là Cao thị được tặng hàm Hàn quốc phu nhân; thân nhân, môn khách, bộ hạ hơn 10 người được làm quan. Tháng 8 ÂL, triều đình giáng chiếu cho Bân cùng Triệu Phổ được phối thờ trong miếu của Thái Tổ, {{refn|group=Tống sử|'''Tào Bân truyện''': Lục nguyệt hoăng, niên lục thập cửu. Thượng lâm khốc chi đỗng, đối phụ thần ngữ cập Bân, tất lưu thế. Tặng Trung thư lệnh, truy phong Tế Dương quận vương, thụy Vũ Huệ; thả tặng kì thê Cao thị Hàn quốc phu nhân; quan kì thân tộc, môn khách, thân hiệu thập dư nhân. Bát nguyệt, chiếu Bân dữ Triệu Phổ phối hưởng Thái Tổ miếu đình.}} về sau tặng Bân làm Thái sư, Thượng thư lệnh, thêm vài lần đổi vương tước: Tế Dương, Ký, Lỗ. {{refn|group=Sử liệu khác|'''[[Tống Tường]], [[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&res=905178&remap=gb Nguyên hiến tập]] [[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=775914&remap=gb quyển 34]]''': Tống cố thôi thành dực đái công thần Chương Vũ quân tiết độ, Duyên Châu quản nội quan sát xứ trí đẳng sứ, Kim tử quang lộc đại phu, Kiểm hiệu thái phó, Sứ trì tiết, Đô đốc Duyên Châu chư quân sự, Duyên Châu thứ sử kiêm Ngự sử đại phu, Thượng trụ quốc, Vũ Uy quận Khai quốc công, thực ấp lục thiên ngũ bách hộ, thực thật phong nhất thiên lục bách hộ, tặng thị trung Tào công mộ chí minh,... công húy Vĩ tự Bảo Thần... liệt khảo Xu mật sứ, luy tặng Thái sư, Thượng thư lệnh, thụy Vũ Huệ húy Bân... tự thủy hoăng sức dĩ Tế Dương quận, tái dịch Ký, Lỗ, tịnh vi chân vương.}} Nhờ cháu nội là [[Tào hoàng hậu (Tống Nhân Tông)|Từ Thánh Quang Hiến hoàng hậu]], Tào Vân được [[Tống Nhân Tông]] truy tặng làm Ngụy vương, Bân được đổi làm Hàn vương. {{refn|group=Tống sử|'''Tào Bân truyện''': ...Vân, luy tặng Ngụy vương. Bân, Hàn vương.}}
 
Năm Bảo Khánh thứ 2 (1226), Bân là một trong 24 công thần được [[Tống Lý Tông]] cho vẽ tranh để treo ở gác Chiêu Huân. {{refn|group=Sử liệu khác|'''[[Trương Đại]], [[:zh:夜航船|Dạ hàng thuyền]] quyển 3, Danh thần, [[:wikisource:zh:夜航船/卷03#昭勛閣二十四人|Chiêu Huân các nhị thập tứ nhân]]''': Tống Lý Tông Bảo Khánh nhị niên, đồ công thần thần tượng vu chiêu huân các, [[Triệu Phổ]], [[Tào Bân]], [[Tiết Cư Chánh]], [[Thạch Hi Tái]], [[Phan Mĩ]], [[Lý Hãng]], [[Vương Đán]], [[Lý Kế Long]], [[Vương Tăng]], [[Lữ Di Giản]], [[Tào Vĩ]], [[Hàn Kỳ]], [[Tăng Công Lượng]], [[Phú Bật]], [[Tư Mã Quang]], [[Hàn Trung Ngạn]], [[Lữ Di Hạo]], [[Triệu Đỉnh]], [[Hàn Thế Trung]], [[Trương Tuấn]], [[Trần Khang Bá]], [[Sử Hạo]], [[Cát Bật]], [[Triệu Nhữ Ngu]], phàm nhị thập tứ nhân.}}