Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàn Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 613:
Tháng 7 năm 2020, vệ tinh liên lạc quân sự đầu tiên của Hàn Quốc đã được phóng thành công vào không gian, qua đó chính thức đưa nước này trở thành quốc gia thứ 10 trong danh sách số ít các nước trên thế giới hiện nay đang sở hữu vệ tinh liên lạc dành riêng cho các mục đích quân sự hoạt động trong vũ trụ.<ref>{{Chú thích web|url=https://baoquocte.vn/han-quoc-ghi-ten-vao-danh-sach-10-quoc-gia-co-ve-tinh-lien-lac-quan-su-119824.html|tựa đề=Hàn Quốc ghi tên vào danh sách 10 quốc gia có vệ tinh liên lạc quân sự|tác giả=Thế Việt (theo Yonhap)|ngày=2020-7-21|website=baoquocte.vn}}</ref> Quân đội Hàn Quốc cũng đang chú trọng vào phát triển và hoàn thiện các loại [[Robot quân sự]] với công nghệ tự động hóa cùng quá trình điều khiển có sự hỗ trợ của lực lượng [[tác chiến điện tử]] nhằm chiến đấu, tiêu diệt mục tiêu hoàn toàn bằng [[trí tuệ nhân tạo]]<ref>{{Chú thích web|url=https://www.forbes.com/sites/davidhambling/2020/12/04/why-south-korea-is-building-robotic-artillery/?sh=2fbd4d442dfa|tựa đề=Why South Korea Is Building Robotic Artillery|họ=David Hambling (Aerospace & Defense)|ngày=2020-12-4|website=www.forbes.com}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://www.hanoimoi.com.vn/ban-in/Quan-su/793967/robot-sat-thu-cua-han-quoc|tựa đề=Robot sát thủ của Hàn Quốc|tác giả=Báo điện tử Hà Nội mới (theo BBC)|website=www.hanoimoi.com.vn}}</ref>, ví dụ như pháo binh Robot I-UGV - một sản phẩm hợp tác với tập đoàn vũ khí [[Hanwha Defense]] - có thể nghe tiếng súng địch để khóa mục tiêu.<ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/robot-han-quoc-nghe-sung-dich-de-khoa-muc-tieu-4373928.html|tựa đề=Robot Hàn Quốc nghe súng địch để khóa mục tiêu|tác giả=Nguyễn Tiến (theo Hanwha Defense)|ngày=2021-10-19|website=vnexpress.net|url-status=live}}</ref>
 
Tháng 4 năm 2021, tập đoàn [[Korea Aerospace Industries|Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc]] (KAI) giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên trong dự án mang tên gọi "[[KAI KF-X]]" - chương trình phát triển [[máy bay tiêm kích]] chiến đấu thế hệ mới trị giá 8 tỷ USD, hợp tác cùng với chính phủ và quân đội Indonesia, đây là chương trình phát triển tiêm kích lớn và đắt đỏ nhất trong lịch sử nước này, đặt tham vọng xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường vũ khí với chiến đấu cơ tàng hình [[Lockheed Martin F-35 Lightning II|F-35]] do Mỹ sản xuất.<ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/han-quoc-ra-mat-tiem-kich-dat-nhat-lich-su-4260564.html|tựa đề=Hàn Quốc ra mắt tiêm kích đắt nhất lịch sử|tác giả=Vũ Anh (theo Reuters)|ngày=2021-4-9|website=vnexpress.net}}</ref>
 
Trong khoảng thời gian gần đây, Hàn Quốc cũng thường gửi quân đội ra nước ngoài để hỗ trợ cho các lực lượng Mỹ. Quân đội Hàn Quốc đã tham gia vào hầu hết các cuộc xung đột lớn mà quân đội Hoa Kỳ khởi xướng trong vòng hơn 73 năm qua kể từ khi thành lập. Trong quá khứ, Hàn Quốc đã điều động hơn 320.000 binh sĩ tham gia chiến đấu bên cạnh các lực lượng của Mỹ, Úc, Philippines, New Zealand, Thái Lan, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia (tiền thân của nhà nước Cộng hòa Khmer sau này) và Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam với số lượng tối đa lên tới khoảng 50.000 quân mỗi năm. Năm 2004, Hàn Quốc đã gửi 3.300 binh sĩ của [[Zaytun Division|Sư đoàn Zaytun]] tới miền bắc Iraq, trở thành quốc gia có đóng góp lớn thứ ba trong lực lượng liên minh này chỉ sau Mỹ và Anh. Nước này tuyên bố ủng hộ, tham chiến và hỗ trợ đối với tất cả các chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ cùng NATO vào [[Chiến tranh Iraq|Iraq]], [[Nội chiến Libya (2011)|Libya]] và [[Nội chiến Syria|Syria]]. Bắt đầu từ năm 2001 đến nay, Hàn Quốc đã triển khai 24.000 binh sĩ tới khu vực Trung Đông - Vùng Vịnh để hỗ trợ [[Chiến tranh chống khủng bố|cuộc chiến chống khủng bố]] của các lực lượng quốc tế dẫn đầu bởi Mỹ. Hơn 1.800 binh sĩ khác cũng được triển khai tới Trung Đông kể từ năm 2007 để củng cố cho [[Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc|Lực lượng gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc]] nhằm chống lại các âm mưu tấn công khủng bố tại Liban.