Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Tát Thủy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n {{tham khảo|2}} → {{tham khảo|30em}}
Deutsch01 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 26:
Những hoạt động bành trướng của [[Cao Câu Ly]] đã động chạm đến thế lực của [[nhà Tùy]], khiến mối quan hệ giữa hai quốc gia càng thêm căng thẳng. Những hoạt động quân sự của Cao Câu Ly ở [[Liêu Ninh]] đã chọc tức nhà Tùy, dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia vào năm 598. Sau khi [[Tùy Văn Đế]] qua đời, [[Tùy Dạng Đế]] tiếp tục thực hiện mưu đồ xâm chiếm Cao Câu Ly bằng các chiến dịch năm 612, 613, 614. Cuộc tấn công xâm lược năm 612 là một trong những chiến dịch mang lại nhiều tai họa nhất cho [[đế quốc]] Tùy. Một nhóm 9 đạo quân - gồm 30 vạn 5 nghìn người - đã tấn công Cao Câu Ly tại khu vực [[sông Liêu]] và chọc thủng các phòng tuyến của Cao Câu Ly, tiến sát đến kinh đô [[Bình Nhưỡng]], chuẩn bị hội quân với thủy quân Tùy - vốn mang theo viện binh và lương thảo. Tuy nhiên thủy quân Tùy đã bị thủy quân Cao Câu Ly đánh cho tan tác trên biển, vì vậy 30 vạn quân bộ không thể nào có đủ lương thảo và các thiết bị cần thiết để tiến hành công phá Bình Nhưỡng và buộc phải rút lui. Quân Cao Câu Ly nhanh chóng nắm bắt cơ hội và tiến hành phản công, nhằm đẩy lùi quân Tùy ra khỏi lãnh thổ.
 
Trước kia, trong khi Dạng Đế hội kiến với Khải Dân khả hãn thì cũng vừa lúc sứ thần [[Cao Câu Ly]] cũng ở đó, và Khải Dân giới thiệu [[sứ thần]] này Dạng Đế. Dạng Đế thông qua sứ thần, yêu cầu vua Cao Câu Ly đến triều kiến mình, nhưng vua Cao Câu Ly không hồi đáp. Điều này khiến Dạng Đế tức giận và trở thành một duyên cớ để ông xâm lược Cao Câu Ly.
 
Năm [[610]], Hoàng môn thị lang [[Bùi Củ]] tâu với Tùy Dạng Đế rằng đất [[Cao Câu Ly]] nguyên là đất cũ của [[Nhà Hán]], [[nhà Tấn]], nên có thể chinh phục lại lãnh thổ xưa. Tùy Dạng Đế bèn sai Ngưu Hoằng tuyên chỉ, muốn vua Cao Câu Ly là [[Anh Dương vương]] sang triều kiến ông ở [[Trác Châu]], nhưng vua [[Cao Câu Ly]] không theo. Lấy cớ Cao Câu Ly bất tuân mệnh, vào tháng 2 năm [[611]], Tùy Dượng Đế xuống chiếu thảo phạt [[Cao Câu Ly]], chuẩn bị khoảng 300 thuyền chiến lớn. Tháng 4, ông tới Trác quận, ngự ở cung Lâm Sóc, rồi tuyển mộ 1 vạn thủy thủ của Giang Hoài, 3 vạn cung thủ, và ra lệnh cho dân Hà Nam, Hà Bắc làm phu đi theo đoàn quân. Quân chinh phạt bị thúc ép tiến nhanh, ngày đi đêm không nghỉ, rốt cục nhiều người chết dọc đường.